Virut cúm A (H7N9) có thay đổi nguy hiểm hơn
- Khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm lây sang người
- Cúm gia cầm có nguy cơ lây truyền trong dịp cuối năm
- Xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N6
- Kon Tum xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1
Trước đó, Trung tâm Phòng chống bệnh tật Đài Loan cho biết, kết quả giải trình tự gien của virus được phân lập từ bệnh nhân cúm A (H7N9) tại Đài Loan cũng phát hiện sự thay đổi của virus cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Sự liên tục thay đổi như là một đặc điểm tự nhiên của virus cúm do quá trình tái tổ hợp, vì thế, phải tiếp tục cảnh giác với sự thích ứng của virus cúm gia cầm ở người và các loài động vật có vú khác.
Theo thông báo từ phòng xét nghiệm chuẩn thức của WHO tại Bắc Kinh, trong đợt dịch lần này, có 8/86 (9%) mẫu virus cúm A (H7N9) trên người có dấu hiệu chỉ điểm về gen kháng neuraminidase. Tuy nhiên WHO chưa có bằng chứng để khuyến cáo các thay đổi về quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm virus cúm A (H7N9) ở người.