Tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 trong môi trường bệnh viện
- Hàng không tiếp tục siết chặt quy trình phòng, chống dịch COVID-19
- Giám đốc CA Kiên Giang thăm, tặng quà CBCS trực chốt phòng, chống dịch COVID-19
- Đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 đón học viên Campuchia
- ASEAN hợp tác chặt chẽ trong phòng chống dịch COVID-19
- Các bệnh viện tiếp tục "lên dây cót" phòng chống dịch COVID-19
Tại Khoa Cấp cứu và khám bệnh BV Đà Nẵng đều thực hiện việc phân luồng, sàng lọc ngay từ đầu. Các bệnh nhân, nhân viên vào đây có triệu chứng ho, sốt, khó thở; hay triệu chứng mất vị giác, các biểu hiện liên quan nghi nhiễm COVID-19 thì đều có khu khám sàng lọc phân luồng ở phía trước. Những bệnh nhân nặng thì có khu phân luồng, sàng lọc tại khu cấp cứu. Nhân viên y tế, bệnh nhân phải khử khuẩn thường xuyên, đo nhiệt độ hàng ngày.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc BV Đà Nẵng cho biết: BV hiện có hơn 2000 bác sĩ, y tá, điều dưỡng, tình nguyện viên và nhân viên, với tỷ lệ trên 24 nhân viên y tế/1 bệnh nhân. Mỗi ngày, trung bình BV tiếp nhận, khám chữa bệnh và điều trị nội trú cho từ 1.400-1.500 bệnh nhân, giảm gần một nửa số lượng bệnh nhân so với trước thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19.
Bệnh nhân, người nhà, người đến làm việc, khám chữa bệnh tại BV Đà Nẵng đều phải khai báo y tế và thực hiện nghiêm việc phân luồng, sàng lọc. |
Theo chủ trương của Sở Y tế TP Đà Nẵng, để đảm bảo công tác PCD COVID, BV Đà Nẵng đã áp dụng mô hình “chăm sóc toàn diện” cho bệnh nhân và không tiếp nhận người nhà vào chăm sóc, nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong cơ sở. Đảm bảo thông tin liên lạc, đặc biệt là khâu “tâm lý” cho người bệnh và người nhà bệnh nhân, trong suốt quá trình điều trị nội trú, BV cung cấp số điện thoại các khoa, phòng, kết nối với người nhà bệnh nhân để hàng ngày cập nhật tình trạng sức khỏe và hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân một cách tốt nhất.
Chia sẻ về quá trình đưa mẹ ruột bị bệnh tim vào khám, điều trị nội trú tại Khoa Cấp cứu của BV Đà Nẵng, anh Huỳnh Tấn Hội (41 tuổi, trú huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) cho hay, đầu tháng 12/2020, khi vào cấp cứu, anh được nhân viên BV tiếp nhận và hướng dẫn thực hiện đúng mọi quy trình PCD COVID-19, khai báo y tế đầy đủ. Riêng mẹ anh có dấu hiệu ho nên được các bác sĩ yêu cầu xét nghiệm COVID-19.
“Những đợt trước dịch COVID-19, tôi đưa mẹ đi khám và ở lại tại BV để tiện chăm sóc, nhưng dịp này y bác sĩ nói rằng nếu chấp nhận nhập viện thì bệnh nhân để đội ngũ y tế lo; người thân chỉ chờ ở bên ngoài, chỉ để lại số điện thoại, địa chỉ để y bác sĩ hằng ngày liên hệ để thông báo tình hình diễn biến điều trị, tiến triển bệnh của mẹ tôi. Ban đầu tôi rất lo lắng, vì mẹ tôi tuổi đã cao (78 tuổi), tuy nhiên khi được các bác sĩ tư vấn về quy định PCD, tôi đã hiểu và yên tâm để mẹ ở lại điều trị khi không có mình bên cạnh”, anh Hội bày tỏ nỗi niềm.
Khi được hỏi về quy trình điều dưỡng tại Khoa Cấp cứu, Điều dưỡng Nguyễn Thị Ngọc Oanh nói rằng, trung bình mỗi ca trực điều dưỡng 14 giờ, công việc rất áp lực, cường độ công việc cao nhưng vẫn luôn phải đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh. Kể từ sau khi khống chế được dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, để giảm mật độ người trong BV, kiểm soát tốt dịch bệnh trong môi trường y tế, thay vì người nhà chăm sóc bệnh nhân thì nhân viên y tế sẽ đảm nhận phần công việc này trong suốt quá trình điều trị nội trú và bệnh nhân sẽ không phải trả bất kỳ chi phí nào.
Chị Oanh tâm sự: “Chúng tôi phải thay người nhà làm hết những công việc liên quan đến bệnh nhân, từ ăn uống, vệ sinh và trò chuyện để trấn an tinh thần bệnh nhân. Dù vất vả nhưng chúng tôi sẽ làm hết mức có thể đáp ứng mọi nhu cầu cho bệnh nhân và vui hơn khi nhìn thấy bệnh nhân sớm khỏe mạnh từng ngày”.
Ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng thông tin, TP Đà Nẵng hiện đang tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp PCD ở tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội; đặc biệt là nơi tập trung đông người. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với các kịch bản, diễn biến của dịch bệnh; sẵn sàng kế hoạch xét nghiệm diện rộng, sẵn sàng các nguồn lực để kịp thời áp dụng các biện pháp PCD trong tình huống dịch bệnh quay trở lại. Khi phát hiện ca cộng đồng thì sẽ triển khai ngay cách ly diện hẹp, xét nghiệm diện rộng để đánh giá mức độ lây lan. Đây là vấn đề quan trọng nhất được rút ra giúp cho công tác PCD bệnh COVID-19 thành công trong đợt dịch vừa qua.