Phát động phòng chống bệnh Tay chân miệng – Sởi – Sốt xuất huyết
Sáng 12-10, buổi lễ phát động chiến dịch phòng chống bệnh Tay chân miệng – Sởi – Sốt xuất huyết" đã được thực hiện tại Nhà văn hoá Thiếu nhi quận Thủ Đức. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp tới tham dự và phát biểu chỉ đạo.
- Hơn 1500 người tham gia lễ phát động an toàn giao thông 2018/ Công an Thanh Hoá tổ chức lễ phát động thi đua thực hiện kế hoạch hành động/ Sôi động điệu nhẩy flashmob trong lễ phát động “Nâng cao hình ảnh du khách Việt”/ 300 đoàn viên, thanh niên tham dự lễ phát động Tháng Thanh niên
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như bệnh tay chân miệng (TCM) năm 2017 bùng phát tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số mắc cao ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc), Malaysia và vẫn ghi nhận số mắc cao trong năm 2018; đối với bệnh sốt xuất huyết, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương trong đó có các quốc gia như Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Úc.
Bên cạnh đó, bệnh sởi đã ghi nhận số ca mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khu vực châu Âu số mắc tăng 2,6 lần, khu vực Tây Thái Bình Dương tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Đoàn công tác của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tới làm việc tại BV Nhi Đồng 2. |
Đoàn xe cổ động của chiến dịch truyền thông trong sáng 12-10 xuất phát từ Nhà thiếu Nhi quận Thủ Đức, TPHCM. |
Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ, nhất là trong tháng 9-2018 vừa qua theo ghi nhận từ các Bệnh viện Nhi đồng trên địa bàn TP HCM cho thấy số ca trẻ mắc TCM, Sốt xuất huyết và sởi có gia tăng. Ngành y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng. Tuy nhiên, có sự gia tăng bệnh TCM và sởi tại một số địa bàn nơi có tập trung đông dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao.
Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta, thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như TCM, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát. Việc tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh TCM, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động phòng, chống dịch.
Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2 nơi đang chăm sóc cho bệnh Nhi sởi và tay chân miệng. |
Bảng thông báo tại khoa Khám bệnh - Nhi đồng 2 nhằm mục đích lọc bệnh theo Bộ trưởng là chưa đạt yêu cầu. |
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã tới thăm Trường mầm non Hoàng Yến, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Tại đây Bộ trưởng cũng đã nhắc nhở các cô giáo trong việc vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi. Bộ trưởng cũng tới kiểm tra công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhi mắc các bệnh TCM, bệnh sởi, sốt xuất huyết tại BV Nhi đồng 2.
Đánh giá tình hình số ca trẻ mắc bệnh, số nhập viện và số tử vong ở cả 3 bệnh sởi, TCM và Sốt xuất huyết thuộc 3 BV Nhi : Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng thành phố; Bộ trưởng khẳng định, số ca mắc đều thấp hơn năm ngoái ít nhất là 25%. Bệnh nhi nhập viện gia tăng tại 3 BV Nhi chỉ tăng đột ngột vào tháng 9 -2018 ở cả nội và ngoại trú. Sau đó lại giảm ngay vào đầu tháng 10.
Theo Bộ trưởng, cần nhìn nhận một thấu đáo là các bệnh như: TCM, sốt xuất huyết, đều là bệnh theo mùa. Tháng 9,10 là thời điểm vào mùa của các căn bệnh trên. Lý do nữa qua khảo sát tại các BV cho thấy, do tâm lý của các bà mẹ cứ thích đưa con về BV tuyến cuối. Việc chạy hết về BV Nhi đồng trung tâm khiến quá tải, giường bệnh chật chội phải nằm ghép trong khi phải nằm chung với bệnh nhi nhất là mắc bệnh sởi thì rất nguy hiểm cho chính đứa trẻ mà cho cả BV vì nguy cơ lây lan rất mạnh của sởi.
Bộ trưởng cũng đã góp ý cần bổ sung thêm các bước trong xây dựng qui trình cách ly, phòng chống lây nhiễm chéo tại BV. Nhất là là việc sắp xếp bệnh nhi ngồi chung hết tại khu khám bệnh. Trong đó lẫn giữa bệnh nhi nghi nhiễm sởi và không, bệnh nhi bị bệnh mãn tính, bệnh nhi mắc các bệnh lây nhiễm...Như vậy nguy cơ rất lớn xảy ra là lây lan nhanh nếu có 1 ca mắc bệnh sởi vào khám bệnh.
Theo Bộ trưởng, làm sao phải đề người dân hiểu rằng, nếu con mắc bệnh nhẹ thì không nhất thiết phải đưa lên BV lớn trung tâm vì sẽ nguy hiểm hơn cho bệnh nhi nếu bị lây nhiễm chéo. Sốt xuất huyết, TCM thuộc bệnh dịch lưu hành thì "đến hẹn lại lên", do vậy các BV phải làm quen để không phải quá vướng bận, quá mất sức khi có dịch xảy ra. Muốn làm được điều đó thì các khâu tiếp nhận, sàng lọc, phân loại, cách ly phải làm thật tốt và chuẩn đúng chuyên môn để không làm gia tăng các trường hợp bệnh nặng.