Không cho phép chuyển giới: Nhiều hệ lụy cho xã hội
- Sử dụng người chuyển giới biểu diễn "Bikini Show" thu hút khách
- Những nụ cười rạng rỡ của người chuyển giới với Bộ luật mới
- Người chuyển giới đầu tiên làm việc tại Nhà Trắng
- Cơ hội việc làm dành cho người chuyển giới thấp
- Nỗi đau đớn của người chuyển giới hành nghề mại dâm tại Trung Đông
Thông tin này được TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đưa ra tại hội thảo chia sẻ thông tin về chuyển đổi giới tính, phục vụ cho việc xây dựng Luật chuyển đổi giới tính do Bộ Y tế tổ chức ngày 24-5 tại Hà Nội.
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, dù muốn hay không thì vấn đề chuyển giới đang là một thực tế ở Việt Nam, không thể né tránh được. Hơn nữa, việc không cho phép chuyển giới đã gây nên nhiều hệ quả.
Nhiều đại biểu trong nước và quốc tế tham gia hội thảo về người chuyển giới |
Hy Sa B, Hoa hậu chuyển giới đầu tiên của Việt Nam 2015, chia sẻ: Người chuyển giới phải đối mặt với rất nhiều khó khăn vì sự kỳ thị của mọi người. Ngay từ nhỏ đã không được gia đình ủng hộ, lớn lên không có nhiều điều kiện tìm việc làm và rất khó được thừa nhận để làm những việc lớn trong xã hội.
“Anh” Nguyễn Minh Q. giảng viên một trường Đại học ở phía Nam chia sẻ: Khi tốt nghiệp đại học, mặc dù có học lực tốt nhưng “anh” vẫn không xin được việc làm khi muốn được sống chính là mình – tức là trở thành một người con gái.
“Anh” đã phải thất nghiệp 2 năm vì không có nơi nào chịu nhận làm việc. Do đó, “anh’ phải tự nâng trọng lượng từ 45kg lên 70kg, học hỏi cách đàn ông đi đứng, cư xử và làm theo, để “hòa nhập”.
Dù rất muốn sống với giới tính của mình, nhưng đã nhiều lần thử mà vẫn không được chấp nhận, nên đến nay “anh” vẫn không dám công khai. Vì thế, “anh” mong muốn sớm có các điều luật xác định lại giới tính cho người chuyển giới trước tuổi dậy thì để họ kịp sống với giới tính thực.
Hy Sa B, Hoa hậu chuyển giới đầu tiên của Việt Nam 2015, chia sẻ tại hội thảo
|
Nhiều người chuyển giới có mặt tại hội thảo cũng cho biết những khó khăn mà họ phải chịu: Việc chuyển giới rất đau đớn vì phải phẫu thuật, chi phí lớn, khoảng 500 triệu đồng nếu sang Thái Lan.
Sức khỏe giảm sút, nguy cơ rủi ro và tuổi thọ giảm. Người chuyển giới phải dùng hoocmoon thường xuyên trong suốt cuộc đời nhưng hiện hoocmon không được phép lưu hành, không được bác sĩ ở Việt Nam tư vấn, khám và điều trị, nên đã có người tử vong do sử dụng quá liều, hoặc phải sử dụng hoocmon trôi nổi mà không biết chất lượng ra sao.
Anh Chu Thanh Hà (Hà Nội) cho biết, chính vì việc chuyển giới chưa được công nhận, mà những người chuyển giới như anh gặp nhiều điều rắc rối: Bị kỳ thị trong cuộc sống, trong gia đình, hay đơn giản là vào nhà vệ sinh nam công cộng dễ bị trêu trọc hoặc bị tấn công…
GS. Viviane (Đại học Montreal, Canada) cho biết: Người có nhu cầu chuyển giới không được sống đúng với giới tính mình mong muốn, gây tổn thương tâm lý, tình cảm. Người chuyển giới gặp nhiều trở ngại khi không được công nhận nhân thân, không được thay đổi giới tính trên giấy tờ, nên các giấy tờ tùy thân không khớp với tình trạng cơ thể thực.
Vì thế họ gặp khó khăn trong quan hệ giao dịch dân sự, trong cuộc sống hàng ngày. Họ thiếu dịch vụ y tế, khó khăn trong tìm nhà ở, hay đi máy bay. Điều này cũng khiến họ thường sử dụng giấy tờ giả để tránh bị phân biệt đối xử. Do đó có một bộ phận nằm ngoài sự quản lý của pháp luật về hộ tịch.
Một số người sau khi đã chuyển giới, do chưa kịp thích nghi với sự thay đổi và không thỏa mãn với giới tính mới (khoảng 1%), dẫn đến trầm cảm, thậm chí tự tử.
Người chuyển giới sẽ không có con, nếu có bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như ai sẽ là mẹ, ai sẽ là bố, con cái gọi họ thế nào và xã hội nhìn nhận đứa trẻ ra sao? Rồi việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, hay thi hành án với người chuyển giới phạm tội: giam ở phòng nam hay phòng nữ...
Với tư cách Vụ trưởng Vụ Pháp luật, TS. Nguyễn Huy Quang nhấn mạnh: Cần thực sự lắng nghe ý kiến tâm huyết của người có nhu cầu chuyển giới, để đề nghị cho phép chuyển giới và có qui định riêng: “Nhà nước thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Việc chuyển đổi giới tính thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Từ đó, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định qui định điều kiện với người thực hiện chuyển giới, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chuyển giới, thay đổi hộ tịch sau khi đã chuyển giới và công nhận việc đã chuyển giới tại nước ngoài.
Dự kiến, dự Luật chuyển đổi giới tính sẽ được trình Quốc hội vào năm 2018. Nếu được thông qua, đây sẽ là một trong những bộ luật mang đầy tính nhân văn của Việt Nam.