Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm quay trở lại

Thứ Sáu, 13/09/2019, 10:09

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu hóa, đô thị hóa mang nhiều lợi ích cho phát triển cộng đồng nhưng đồng thời cũng có tác động lớn đến tình hình dịch bệnh ở nước ta. Nhiều bệnh từ động vật hoang dã lây truyền cho con người, có nguy tử vong cao như Ebola, Mer- CoV. Bên cạnh đó là các bệnh có vắc xin phòng ngừa nhưng tái nổi như bạch hầu. Các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng.


Đây là thông tin được GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tại Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS 2019 tổ chức từ ngày 12 đến 14/9/2019 tại Quảng Ninh.

Tham dự Hội nghị có trên 1000 đại biểu là các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm trong và ngoài nước, đại diện các Tổ chức quốc tế.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, hiện nay sự biến đổi khí hậu toàn cầu hóa, đô thị hóa mang nhiều lợi ích cho phát triển cộng đồng nhưng đồng thời cũng có tác động lớn đến tình hình dịch bệnh ở nước ta. Nhiều bệnh từ động vật hoang dã lây truyền cho con người, có nguy cơ tử  tử vong cao như Ebola, Mer- CoV. Bên cạnh đó là các bệnh tái nổi như bạch hầu. Các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phát biểu tại Hội nghị

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong những năm qua, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung, phòng chống dịch bệnh nói riêng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã giảm tỷ lệ mắc và tử vong.

 Đặc biệt, Việt Nam đã thanh toán được các bệnh như: đậu mùa, bại liệt, nhiều bệnh đã loại trừ và khống chế như bệnh uốn ván sơ sinh, giun chỉ bạch huyết, giảm các bệnh lây nhiễm HIV/AIDS…Tỷ lệ chết/ở số người mắc một số bệnh truyền nhiễm là rất thấp so với cả nước và trong khu vực, trên thế giới như tay chân miệng, cúm, sốt xuất huyết, cúm A (H5N1)…

Tuy nhiên, hiện các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và nước ta. 

Nguyên nhân là do sự giao lưu, đi lại thuận tiện giữa các nước, thêm vào đó là sự biến đổi liên tục do vi sinh vật gây bệnh, sự biến đổi của khí hậu, quá trình đô thị hóa, điều kiện vệ sinh môi trường, sự di dân,  đặc biệt là xâm nhập vào các vùng sâu đã làm thay đổi bộ mặt cũng như cơ cấu của các bệnh truyền nhiễm.

Hơn 1.000 đại biểu là các nhà lãnh đạo, nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm tham dự hội nghị.

Nhiều bệnh trước kia có tính chất lưu hành và khu trú ở từng quốc gia thì hiện nay đã có tính chất toàn cầu. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi liên tục xuất hiện trên thế giới và có thể xâm nhập vào nước ta trong vòng 24h. Một số bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát nhưng có xu hướng gia tăng trở lại, như bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh sởi, dại, lao…

Một số bệnh do ít được quan tâm nhưng thực sự nguy hiểm và gánh nặng cho xã hội viêm gan B, C, dại… Sự kháng thuốc xuất hiện ở nhiều chủng vi khuẩn, ký sinh trùng, sốt rét…

Việc cách ly, đặc biệt là cách ly những trường hợp cấp cứu bệnh nhân nặng ít lây hoặc không lây còn lẫn lộn với những trường hợp có tính chất lây mạnh.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh nhưng ít được quan tâm.

Các biện pháp phòng hộ như tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ còn chưa đầy đủ, xử lý ổ dịch chưa tốt…dẫn đến dịch bệnh xảy ra chưa được công bố, lây lan và bùng phát.

Hội nghị khoa học lần này là dịp để các nhà khoa học, quản lý, các cán bộ y tế cùng chia sẻ những kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới, ứng phó tình hình dịch bệnh luôn biến đổi để nghiên cứu về các phương pháp chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS đạt kết quả tốt hơn.

Trần Hằng
.
.
.