Bộ Y tế họp khẩn để đối phó với dịch sốt xuất huyết
- Hà Nội có thêm gần 1.400 người mắc sốt xuất huyết, 2 người tử vong
- Sốt xuất huyết tăng “chóng mặt” ở khu vực ĐBSCL
- Kiểm tra công tác ứng phó với dịch sốt xuất huyết
- Dịch sốt xuất huyết bùng phát với nhiều bất thường
- Sốt xuất huyết bất thường nhưng nhiều người vẫn chủ quan!
Theo ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), số mắc SXH tăng cao trong cả nước. 10 địa phương có số mắc cao có Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh 13.429 người, tiếp là Bình Dương; Hà Nội hơn 6.000 ca...
Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định dịch bệnh đang ngày càng lan rộng, nhiều bệnh viện (BV) đã quá tải. Vì thế, vấn đề quan trọng là phải sàng lọc lọc bệnh nhân sớm để xử trí cấp cứu kịp thời, hạn chế tử vong.
“Không nên nhận bệnh nhân nhẹ vì sẽ không tập trung chăm sóc tốt bệnh nhân nặng được, lại còn dẫn đến lây chéo. Các BV không được để quá tải, nằm ghép. Vì thế, các BV phải lọc bệnh, thực hiện phân tuyến kỹ thuật. Các BV tuyến quận, huyện đã có phác đồ điều trị phải chia sẻ gánh nặng với các BV tuyến trên. Nếu để quá tải sẽ không thể chăm sóc được hết những ca nặng, sẽ gây nhiều hậu quả. Bài học kinh nghiệm là để lây chéo sẽ tăng tử vong.” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo.
Bộ trưởng Bộ Y tê chủ trì họp khẩn về dịch SXH |
Bộ trưởng cũng khẳng định: SXH là bệnh chữa và phòng được. Do đó, cần phải truyền thông tới tận các xã, phường để người dân có ý thức vệ sinh tại chỗ ở, phòng chống muỗi gây bệnh.
Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB) cho biết Cục đã đưa ra giải pháp giảm tử vong do SXH là phân tuyến cho các BV trong điều trị SXH, không để xảy ra quá tải tại BV tuyến trên. Cục cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường nhân lực, tăng cường làm việc vào ngày nghỉ để KCB cho người mắc SXH.
Ngoài ra, Bộ Y tế sẵn sàng cấp cho các địa phương các loại thuốc, hóa chất để khử trùng, diệt côn trùng cũng như vaccine phòng chống các bệnh viêm não Nhật Bản; thuốc phòng chống bệnh đường ruột phòng tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…
Cuộc họp có sự tham dự của đại diện các cục vụ chức năng |
Ông Nguyễn Văn Kính -Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương –nơi đang quá tải bệnh nhân bị SXH, cho biết, BV đã làm tốt việc lọc bệnh nhân và chuyển tuyến để điều trị. BV đã lọc và chỉ nhận hơn 700/5.000 trường hợp. Số nhập viện chỉ hơn 10% so với số khám. Thời gian điều trị chỉ 3,5 ngày rồi cho bệnh nhân chuyển tuyến, để nhận bệnh nhân khác vào.
BV cũng đã có nhiều biện pháp để phục vụ người bệnh trong bối cảnh bệnh SXH gia tăng: Đưa bệnh nhân sang cơ sở 2, tăng phòng khám bệnh, tăng ca làm việc từ 5h sáng đến 5h chiều; làm việc cả thứ bảy, chủ nhật. Tuy nhiên, dịch năm nay có số tái nhiễm tăng và nhiều trường hợp nặng phải lọc máu. Do đó đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ máy lọc máu. Mặc dù không có công bố dịch nhưng thực tế là có ở tất cả các tỉnh, thành vì vậy Bộ cần có văn bản để các BV được sử dụng nhân lực, thuốc men và trang thiết bị theo phương án có dịch.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu dự báo dịch SXH sẽ còn diễn biến phức tạp. Ngoài sự biến đổi phức tạp của thời tiết, thì tập quán của người dân chưa có thay đổi đáng kể trong việc trữ nước và loại bỏ các vật dụng phế thải là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.
Sự chủ động, phối hợp của người dân và ban, ngành đoàn thể trong phòng chống SXH tại nhiều địa phương chưa cao. Việc kiểm tra cho thấy người dân không thay đổi hành vi, chưa hợp tác trong việc phun hoá chất: tại Hà Nội 20% hộ gia đình đi vắng khi diệt bọ gậy, 5% không cho phun hóa chất và 7% hộ gia đình đi vắng khi phun hóa chất trong ổ dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra tình hình phòng dịch SXH |
Tại TP Hồ Chí Minh, năm 2016 ra quyết định xử phạt 74 trường hợp, còn năm 2017 đã xử phạt 75 trường hợp. Vì thế, ông Trần Đắc Phu đề nghị các địa phương tiếp tục tiến hành xử phạt để nâng cao ý thức người dân trong công tác phối hợp phòng, chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo cho hay, tỉ lệ chết/mắc là thể hiện trình độ điều trị và tỉ lệ tử vong ở Việt Nam thấp nhấp so với các nước trong khu vực. Số người tử vong do SXH là đều có kèm theo bệnh khác. Tuy vậy các BV phải nỗ lực, không chủ quam để đáp ứng trước các bệnh mùa hè, bởi nếu không có biện pháp tốt sẽ dễ quá tải.
Bộ trưởng cũng cho rằng, hiện truyền thông vẫn chưa chủ động cung cấp thông tin về việc phòng và điều trị cho người dân; cần tăng cường truyền thông về diệt bọ gậy, lăng quăng là biện pháp chính để phòng dịch SXH. Các BV nhất định phải phân loại bệnh nhân theo độ 1,2,3,4 để điều trị thay vì chuyển hết về tuyến cuối. Như thế sẽ giảm tử vong do lây chéo, cũng để không gây áp lực cho xã hội. “Bộ Y tế quyết tâm không để dịch SXH lan rộng, cố gắng không để nhiều trường hợp tử vong” – Người đứng đầu Bộ Y tế khẳng định.
Theo ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), số mắc SXH tăng cao trong cả nước. Nhưng ngành y tế đã làm tốt công tác giám sát hơn trước. 10 địa phương có số mắc cao có Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh 13.429 người, tiếp là Bình Dương; Hà Nội hơn 6.000 ca vv...
Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định dịch bệnh đang ngày càng lan rộng, nhiều bệnh viện (BV) đã quá tải. Vì thế, vấn đề quan trọng là phải sàng lọc lọc bệnh nhân sớm để xử trí cấp cứu kịp thời, hạn chế tử vong. “Không nên nhận bệnh nhân nhẹ vì sẽ không tập trung chăm sóc tốt bệnh nhân nặng được, lại còn dẫn đến lây chéo. Các BV không được để quá tải, nằm ghép. Vì thế, các BV phải lọc bệnh, thực hiện phân tuyến kỹ thuật. Các BV tuyến quận, huyện đã có phác đồ điều trị phải chia sẻ gánh nặng với các BV tuyến trên. Nếu để quá tải sẽ không thể chăm sóc được hết những ca nặng, sẽ gây nhiều hậu quả. Bài học kinh nghiệm là để lây chéo sẽ tăng tử vong.” –Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo.
Bộ trưởng cũng khẳng định: SXH là bệnh chữa và phòng được. Do đó, cần phải truyền thông tới tận các xã, phường để người dân có ý thức vệ sinh tại chỗ ở, phòng chống muỗi gây bệnh.
Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB) cho biết Cục đã đưa ra giải pháp giảm tử vong do SXH là phân tuyến cho các BV trong điều trị SXH, không để xảy ra quá tải tại BV tuyến trên. Cục cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường nhân lực, tăng cường làm việc vào ngày nghỉ để KCB cho người mắc SXH.
Ngoài ra, Bộ Y tế sẵn sàng cấp cho các địa phương các loại thuốc, hóa chất để khử trùng, diệt côn trùng cũng như vaccine phòng chống các bệnh viêm não Nhật Bản; thuốc phòng chống bệnh đường ruột phòng tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…
Ông Nguyễn Văn Kính -Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương –nơi đang quá tải bệnh nhân bị SXH, cho biết, BV đã làm tốt việc lọc bệnh nhân và chuyển tuyến để điều trị. BV đã lọc và chỉ nhận hơn 700/5.000 trường hợp. Số nhập viện chỉ hơn 10% so với số khám. Thời gian điều trị chỉ 3,5 ngày rồi cho bệnh nhân chuyển tuyến, để nhận bệnh nhân khác vào. BV cũng đã có nhiều biện pháp để phục vụ người bệnh trong bối cảnh bệnh SXH gia tăng: Đưa bệnh nhân sang cơ sở 2, tăng phòng khám bệnh, tăng ca làm việc từ 5h sáng đến 5h chiều; làm việc cả thứ bảy, chủ nhật. Tuy nhiên, dịch năm nay có số tái nhiễm tăng và nhiều trường hợp nặng phải lọc máu. Do đó đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ máy lọc máu. Mặc dù không có công bố dịch nhưng thực tế là có ở tất cả các tỉnh, thành vì vậy Bộ cần có văn bản để các BV được sử dụng nhân lực, thuốc men và trang thiết bị theo phương án có dịch.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu dự báo dịch SXH sẽ còn diễn biến phức tạp. Ngoài sự biến đổi phức tạp của thời tiết, thì tập quán của người dân chưa có thay đổi đáng kể trong việc trữ nước và loại bỏ các vật dụng phế thải là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh. Sự chủ động, phối hợp của người dân và ban, ngành đoàn thể trong c phòng chống SXH tại nhiều địa phương chưa cao. Việc kiểm tra cho thấy người dân không thay đổi hành vi, chưa hợp tác trong việc phun hoá chất: tại Hà Nội 20% hộ gia đình đi vắng khi diệt bọ gậy, 5% không cho phun hóa chất và 7% hộ gia đinh đi vắng khi phun hóa chất trong ổ dịch.
Tại TP Hồ Chí Minh, năm 2016 ra quyết định xử phạt 74 trường hợp, còn năm 2017 đã xử phạt 75 trường hợp. Vì thế, ông Trần Đắc Phu đề nghị các địa phương tiếp tục tiến hành xử phạt để nâng cao ý thức người dân trong công tác phối hợp phòng, chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo cho hay, tỉ lệ chết/mắc là thể hiện trình độ điều trị và tỉ lệ tử vong ở Việt Nam thấp nhấp so với các nước trong khu vực. Số người tử vong do SXH là đều có kèm theo bệnh khác. Tuy vậy các BV phải nỗ lực, không chủ quam để đáp ứng trước các bệnh mùa hè, bởi nếu không có biện pháp tốt sẽ dễ quá tải.
Bộ trưởng cũng cho rằng, hiện truyền thông vẫn chưa chủ động cung cấp thông tin về việc phòng và điều trị cho người dân; cần tăng cường truyền thông về diệt bọ gậy, lăng quăng là biện pháp chính để phòng dịch SXH. Các BV nhất định phải phân loại bệnh nhân theo độ 1,2,3,4 để điều trị thay vì chuyển hết về tuyến cuối. Như thế sẽ giảm tử vong do lây chéo, cũng để không gây áp lực cho xã hội. “Bộ Y tế quyết tâm không để dịch SXH lan rộng, cố gắng không để nhiều trường hợp tử vong” – Người đứng đầu Bộ Y tế khẳng định.