15 dịch vụ công trực tuyến ngành Dược tham gia Cơ chế một cửa Quốc gia
- Ra mắt Ngân hàng dữ liệu ngành Dược
- Bộ Y tế khai trương dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4
- Lỗ hổng "chết người" trong quản lý thuốc chữa ung thư
- Người đến mua thuốc ho, sốt, nhà thuốc phải hướng dẫn khai báo y tế điện tử
- 80% nhà thuốc đã kết nối với Cơ sở Dữ liệu Dược Quốc gia
Sáng 13/8, Bộ Y tế tổ chức Lễ công bố số hóa và kế hoạch chuyển đổi số ngành Dược.
Phát biểu tại buổi lễ Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh, việc hoàn thành xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Quản lý Dược, giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ, tăng tính công khai, minh bạch, tránh được sự phiền hà, nhũng nhiễu trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ.
Từ đầu năm 2020, trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch COVID-19, Cục Quản lý Dược đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phần mềm để các cơ sở sản xuất thuốc, nhập khẩu thuốc báo cáo liên tục việc xuất, nhập, tồn cũng như kế hoạch sản xuất, nhập khẩu các thuốc được khuyến nghị sử dụng trong hướng dẫn chẩn đoán điều trị COVID-19 với 48 hoạt chất.
Lãnh đạo Bộ Y tế nhấn nút công bố số hóa và kế hoạch chuyển đổi số ngành Dược |
Trong thời gian tới, Cục Quản lý Dược sẽ tiếp tục phát triển phần mềm kết nối tới tất cả các nhà máy để quản lý và có số liệu báo cáo, thống kê của khoảng 700 hoạt chất dùng trong sản xuất thuốc của Việt Nam.
Từ tháng 1/2020 đến nay, Cục Quản lý Dược đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm khởi tạo mã định danh cho từng loại thuốc. Tới thời điểm này toàn bộ mã định danh đã hoàn thiện và trở thành khối dữ liệu cơ bản, nền tảng của Cục Quản lý Dược cũng như là khối dữ liệu dùng chung cho toàn ngành y tế trong quá trình chuyển đổi số.
Hiện có 23.500 thuốc được cấp phép lưu hành còn hiệu lực và trong đó có 100% là thuốc kê đơn đã được cấp mã định danh.