Nga triển khai thêm hệ thống tên lửa mới bảo vệ thủ đô Moscow
- Nga triển khai hệ thống pháo-tên lửa Pantsir-S bảo vệ Moscow
- Mỹ xây lá chắn tên lửa, Nga khôi phục căn cứ radar cảnh báo
- Nga bắn thử thành công tên lửa phòng thủ thế hệ mới
- Nga phát triển phiên bản hải quân hệ thống tên lửa Tor chống máy bay chiến đấu
Hệ thống được triển khai đến tiểu đoàn 9 trực thuộc binh đoàn số 1 quận Sofrino cách phía Bắc Moscow khoảng 49km. Gần đó là trạm radar Don-2n, có hình dáng như kim tự tháp Maya, nhiệm vụ của nó là phát hiện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của kẻ thù và “chỉ đạo” hệ thống tên lửa A-235 Nudol đánh chặn mục tiêu.
”Qúa trình nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa từ A-135 lên A-235 để bảo vệ Moscow đã được thực hiện từ những năm 2000. Hiện tại, hệ thống được trang bị tên lửa hoàn toàn mới”, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.
A-235 Nudol sẽ là hệ thống tên lửa mới nhất bảo vệ Thủ đô Nga Moscow |
Theo ông Victor Litovkin, một nhà phân tịch quân sự chuyên viết cho thông tấn TASS, hệ thống phòng thủ tên lửa bao quanh Moscow có khả năng tấn công mọi mục tiêu tầm thấp trên không, đó là một chương trình quốc phòng cực kỳ bí mật của Nga.
Theo Hiệp ước chống Tên lửa đạn đạo được Nga và Mỹ ký năm 1972, cả 2 bên cam kết triển khai không quá 2 hệ thống tên lửa.
Tuy nhiên, 2 năm sau Moscow và Washington nhất trí tự chọn 1 hệ thống. Nga triển khai hệ thống gần thủ đô để bảo vệ kho tên lửa đạn đạo hạt nhân xuyên lục địa, trong khi Mỹ lắp đặt tổ hợp hỏa tiễn gần Căn cứ Không quân Grand Forks ở phía Bắc Dakota.
Ông Litokin chia sẻ ban đầu hệ thống A-135 (tiền thân của A-235) được trang bị tên lửa 53T6. “Hệ thống tên lửa này có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo của kẻ thù bay với tốc độ 7km/giây và ở tầm cao 5km”, ông Litovkin cho biết.
Theo ông, phiên bản 53T6 mới có sự khác biệt rõ rệt so với thế hệ trước, nó sử dụng một loại đầu đạn động năng để gây thiệt hại tối đa cho kẻ thù.
Hệ thống tên lửa A-135 tiền thân của A-235 |
“Tên lửa chiến lược xuyên lục địa di chuyển ở tốc độ siêu thanh, phát hiện ra một đầu đạ hạt nhân là một thách thức vô cùng khó khăn về mặt kỹ thuật. Đó là lý do vì sao tên lửa 53T6 trước đây được trang bị đầu đạn hạt nhân để đánh chặn đồng thời phá hủy tên lửa đối phương cùng lúc bằng 1 vụ nổ hạt nhân”, ông phân tích.
Tuy nhiên, công nghệ không ngừng phát triển và ngày nay chính phủ Nga quyết định tránh mọi tổn thất về công nghệ và nhân sự có thể xảy đến từ bức xạ của một vụ nổ hạt nhân.
Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga chỉ tiết lộ một số thành phần của hệ thống A-235 và 1 hệ thống đang “đứng” ở Công viên Yêu nước cách Moscow khoảng 72km chờ lệnh hợp nhất với tổ hợp tên lửa bảo vệ thủ đô Nga.