Đội tuyển Việt Nam và sứ mệnh của nhà vô địch
- "Tình cảnh" Công Phượng sau Kings Cup 2019: Họa mi đậu nơi đâu?
- Đội tuyển Việt Nam và thử thách ở King’s Cup 2019
- Tuyển Việt Nam làm quen sân đấu King's Cup
Trước khi bước vào trận chung kết Kings Cup giữa Việt Nam và Curacao, HLV Park Hang-seo đã tuyên bố, ông coi trận đấu với Thái Lan là chung kết của giải đấu. Và đấy là trận đấu mà Việt Nam đã giành chiến thắng xứng đáng. Nhìn vào hiệu hứng mà truyền thông tạo ra thì rõ ràng đó xứng đáng là một trận “chung kết” thực sự. Khán giả không chỉ chờ đợi ở chỉ số chuyên môn, mà còn cả về mặt danh dự của hai nền bóng đá.
Thực tế thì chiến thắng người Thái còn giá trị hơn cả danh hiệu vô địch một giải đấu giao hữu như Kings Cup. Bởi nhìn những gì ĐT Việt Nam thể hiện là một diện mạo hoàn toàn mới. Chính HLV người Hàn Quốc đã thay đổi tâm lý và cách tiếp cận cho chính các cầu thủ khi đối đầu với các đối thủ lớn, điều được tích luỹ từ các giải đấu trước đây tại đấu trường châu lục.
HLV Park Hang-seo và các học trò đã hoàn thành sứ mệnh. Ảnh: Đ.Đ.. |
Việc được cọ xát với các đối thủ trên cơ đã tạo ra độ "lỳ" nhất định cho cầu thủ Việt Nam. Cho đến lúc này, ông Park vẫn bảo vệ thành công quan điểm, chọn những cầu thủ quen thuộc với triết lý bóng đá của mình.
Đấy là lý do ông Park coi chiến thắng trước Thái Lan không quá đặc biệt như cách truyền thông đang ca tụng. Với ĐT Việt Nam đó được xem như một trận đấu đặt dấu ấn cho việc lật đổ thế "thống trị" mà người Thái đã từng áp đặt lên chúng ta.
Cách tuyên bố của HLV Park Hang-seo cũng chính là đòn tâm lý trước khi bước vào trận chung kết thực sự với Curacao. Đây là đối thủ xếp thứ hạng cao nhất giải ở vị trí 82. Hơn nữa lại là một ẩn số thú vị khi đến từ CONCACAF buộc ông Park phải có những toan tính của riêng mình.
Chúng ta chỉ chịu thua đối thủ trên chấm luân lưu sau 90 phút mà ĐT Việt Nam đã chứng tỏ được bản lĩnh. Các học trò của HLV Park Hang-seo đã nắm thế chủ động trong toàn bộ hiệp 1. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta dám cầm bóng để chơi. Mạc dù bị dẫn bàn ở hiệp 2 nhưng điều đó không khiến các cầu thủ bị rối trong lối chơi. ĐT Việt Nam đã có một sự bình tĩnh đáng khen, điều này được minh chứng rõ rệt nhất qua bàn thắng san bằng tỉ số của Đức Huy.
Trong một tình huống phối hợp khi trận đấu đã trôi về đến phút cuối nhưng Quang Hải vẫn bình tĩnh bỏ bóng để Đức Huy dứt điểm sau đường chuyền của Văn Kiên. Đó là điều mà trước đây, chúng ta khó có thể xử lý một cách mềm mại như vậy trong thế bị dẫn bàn. Đó thực sự là một điều khác biệt tích cực.
Tuy nhiên, điều mà tất cả phải rút ra sau giải đấu này quan trọng hơn cả là cách dung người của HLV Park Hang-seo. Thêm một lần nữa, HLV người Hàn Quốc đã cho thấy sự cao tay của mình trong cách chọn cầu thủ cho từng thời điểm, ở từng vị trí.
Ở trận Thái Lan, Tuấn Anh gây bất ngờ khi thi đấu gần như trọn vẹn 90 phút. Bởi trước đó, anh là cái tên gây tranh cãi khi được triệu tập. Bởi Tuấn Anh là cầu thủ mới trở lại sau chấn thương và chưa có được trạng thái phong độ tốt nhất.
Thế nhưng, ông Park đã cho thấy bản thân đặt rất nhiều kỳ vọng ở cầu thủ này. Và điều mà ông hướng đến là vòng loại World Cup 2022, Tuấn Anh sẽ là quân bài chiến lược. Hay đó là một Anh Đức đã trở lại sau lời mời của ông Park dù đã tuyên bố chia tay ĐTQG. Bàn thắng vào lưới Thái Lan cho thấy một lần nữa ông Park lại đúng.
Đến trận chung kết với Curacao, ông Park tiếp tục đúng khi sử dụng Đức Huy ngay từ đầu và thay thế Văn Kiên vào thời điểm thích hợp để hậu vệ này có pha kiến tạo thành bàn. Tình huống san bằng tỉ số cho thấy rõ dấu ấn trong cách sử dụng nhân sự của ông Park. Đó đều là những toan tính khẳng định lại một lần nữa việc ông ưu tiên sử dụng những cầu thủ quen thuộc, đã hiểu triết lý bóng đá của ông là hoàn toàn hợp lý.
Nhìn lại hành trình của ĐT Việt Nam tại Kings Cup, chúng ta đã có thêm nhiều bài học bổ ích giá trị hơn chức vô địch. Và điều này đã đúng với mục tiêu ban đầu mà chúng ta đã hướng đến. Bởi ông Park đã nói rằng, kết quả của giải đấu không quan trọng bằng việc các cầu thủ sẽ rút ra được điều gì để tích lũy cho chính bản thân.
Đó chính là sứ mệnh mà chúng ta đã hoàn thành trên cương vị nhà đương kim vô địch Đông Nam Á. Một giải đấu mà thầy Park đã tính toán, làm bước đệm cho các mục tiêu lớn.
Bùi Tiến Dũng, Thành Lương truyền cảm hứng cho các em nhỏ "Đá bóng và sẻ chia" là chuỗi chương trình tập huấn bóng đá do Tập đoàn SCG và CLB Hà Nội tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2017. Và trong lần tổ chức thứ 3 này, 120 bạn nhỏ, trong đó có nhiều em đến từ Vĩnh Phúc phải dậy từ 4h sáng để về Hà Nội giao lưu, được giao lưu trực tiếp và truyền cảm hứng đam mê qua những câu chuyện của các thần tượng. Hàng chục câu hỏi ngộ nghĩnh, rất trẻ con nhưng đầy thông điệp ý nghĩa đã được các em nhỏ đặt cho 5 cầu thủ là Bùi Tiến Dũng, Thành Lương, Văn Quyết, Thái Quý, Minh Long trong chương trình tập huấn "Đá bóng và sẻ chia" diễn ra tại sân Hàng Đẫy sáng 9-6. Bùi Tiến Dũng và Thành Lương... đã kể những câu chuyện tuổi thơ khó khăn khi theo đuổi bóng đá, truyền đi cảm hứng về đam mê, tình yêu cho hàng trăm em nhỏ. Bùi Tiến Dũng đã kể về quãng thời gian đến với bóng đá đầy khó khăn, khi phải xuất thân từ gia đình không có điều kiện kinh tế. Thủ thành của U23 Việt Nam đã phải đi làm cả thợ hồ, làm ruộng để nuôi dưỡng đam mê. Còn Thành Lương kể lại tuổi thơ phải đá bóng trên những mặt ruộng đã gặt xong để nuôi dưỡng đam mê, ước mơ. Do vùng quê nghèo không có sân bóng đá mà Thành Lương cũng như bao đứa trẻ khác đã phải lao động, tự tay san những mặt ruộng thành sân bóng đá. Thông điệp được mang đến các em nhỏ là: “Dù có khó khăn đến mấy, nếu quyết tâm và đam mê với bóng đá hay bất cứ lĩnh vực nào khác thì đều có thể vươn đến những thành công”. H.H. |