Rà soát điểm thi bất thường ở Sơn La, Lạng Sơn: Không thể làm theo cách của Hà Giang
- Gian lận thi THPT quốc gia ở Hà Giang: Tiết lộ gây sốc từ người trong cuộc3
- Phụ huynh hoặc thí sinh nhờ nâng điểm ở Hà Giang có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
- Bê bối điểm thi ở Hà Giang: Trên cả sự gian dối3
- Sau Hà Giang, nên rà soát các bài thi có dấu hiệu nghi vấn tại Sơn La3
Chiều 19-7, Tổ công tác của Bộ GD&ĐT do ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng dẫn đầu làm việc với Sở GD&ĐT Sơn La về xác minh những bất thường điểm thi THPT quốc gia năm 2018 của địa phương này.
Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Tiến Đức, giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La khẳng định toàn bộ quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại cụm Sơn La được thực hiện rất nghiêm ngặt và không hề có bất kỳ tiêu cực nào.
Đoàn công tác của Bộ Giáo dục sẽ xác minh những bất thường điểm thi THPT quốc gia năm 2018 của Lạng Sơn và Sơn La. |
Cũng theo vị giám đốc sở này, những ngày qua, khi có thông tin, Sở đã chỉ đạo lực lượng cán bộ rà soát lại toàn bộ các quy trình liên quan đến việc tổ chức thi, chấm thi. Kết quả, điểm thi cao nổi bật của thí sinh so với các năm trước là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của thầy cô giáo, các em học sinh và ngành giáo dục tỉnh nhà. Đặc biệt, những thí sinh có điểm thi cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 đều có học lực khá.
Cùng ngày, tại Lạng Sơn, tổ công tác của Bộ GD&ĐT cũng đã đến địa phương làm việc trong sáng 19-7.
Theo lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, ngày 18-7, ngay sau khi nhận được phản ánh từ dư luận xã hội về điểm thi bất thường của một nhóm thí sinh tự do, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương vào cuộc rà soát kỹ lưỡng.
Theo kế hoạch, chậm nhất ngày 20-7, Sở GD&ĐT tỉnh sẽ phải hoàn thành quá trình rà soát đó để báo cáo Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 của tỉnh.
Việc Bộ GD&ĐT quyết định cử 2 tổ công tác xác minh nghi vấn điểm thi bất thường tại Sơn La và Lạng Sơn ngay sau bê bối điểm thi tại Hà Giang đã nhận được sự đồng thuận cao của dư luận.
Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ sự lo lắng vì Hà Giang là tỉnh bị rà soát đầu tiên, đối tượng còn chủ quan. Còn những lần rà soát tiếp theo này, đã có thêm nhiều thời gian để nghe ngóng, thậm chí cả kinh nghiệm đối phó. Mỗi khi sai phạm (nếu có) đã được xóa dấu vết rồi thì việc tìm chứng cứ sẽ rất khó khăn.
Do vậy, một số ý kiến cho rằng, nếu vẫn làm theo cách ở Hà Giang tức là chỉ so sánh file ảnh gốc với file text e rằng sẽ chẳng thu được kết quả. Còn nếu thực sự tìm kiếm chứng cứ sửa bài thi thì Bộ GD&ĐT nên mời thêm Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an bởi việc tìm và chỉ ra bài này bài kia có gian trá trong thi trắc nghiệm là khó hơn nhiều so với thi tự luận.