Ronaldo – người về từ cõi chết

Chủ Nhật, 10/07/2016, 08:56
Bóng đá chính là tấm gương phản chiếu xã hội. Không ai có tất cả, cũng chẳng ai mất tất cả. Chỉ có những người không ngừng đấu tranh, vươn lên sẽ chặng sợ bị “đời” phụ. Ronaldo trong gần 32 năm có mặt trên cõi đời này đã luôn sống với tâm thế ấy.

Bộ phim The Revenant – tựa việt “người về từ cõi chết” làm khuynh đảo các rạp chiếu suốt nửa đầu năm 2016. Leonardo DiCaprio, nam diễn viên chính của phim giành giải Oscar.

Nếu nói về nội dung, The Revenant không phải một tác phẩm điện ảnh đặc sắc. Kịch bản đơn giản, dễ bắt gặp ở những bộ phim trong thế kỷ 20, lại không có nhiều nút thắt. Chỉ cần nghe tên phim, khán giả sẽ biết nhân vật chính làm gì, kết cục ra sao.

Nhưng DiCaprio, trong lần hiếm hoi tham gia vào ê-kíp phim “có vẻ” là nghèo nàn về sản xuất ý tưởng, lại xuất sắc giành giải thưởng cao quý nhất của đời diễn viên, chấm dứt vận đen đã đeo bám anh suốt nhiều năm nay.

Điểm khác biệt giữa The Revenant và những bom tấn khác là nó chạm đến cuộc sống. Đôi khi, bạn sẽ gặp một biến cố nào đó tưởng như không chịu nổi. Và nếu ai vượt qua, thì sẽ bước lên một tầm cao mới mà chẳng ai tưởng tượng nổi.

Một cái kết viên mãn, đang chờ Ronaldo ghi danh vào lịch sử.

Bộ phim không cần quá nhiều kỹ xạo hay các cảnh quay rùng rợn, cũng loại bỏ hoàn toàn những chi tiết làm khán giả phải đau đầu nhức óc, đoán xem đạo diễn đang muốn đưa chúng ta tới đâu.

Song trên hết, The Revenant là bộ phim đề cao tính nhân văn, thôi thúc con người ta đừng bao giờ bỏ cuộc trước bất kỳ biến cố nào. Vì biết đây đấu, trước mắt là bầu trời với những hào quang chỉ dành cho những ai biết nhẫn nhục, chờ thời và phất cờ.

Mùa thu 2002, tờ Times Sunday nói rằng Sir Alex đã hết thời. Ông chứng minh anh nhà báo đã sai lầm thế nào bằng cách ở lại Carrington thêm 11 năm, giành 12 danh hiệu lớn nhỏ khác nhau cùng Man United: Premier League, Champions League, FA Cup đủ cả, chẳng thiếu gì.

Chỉ 4 năm trước thôi, Karagounis, người cận vệ cuối cùng còn sót lại của thế hệ Hy Lạp 2004 tới Ba Lan, đeo trên mình chiếc băng đội trưởng bị giới chuyên môn dè bỉu châm biếm.

Anh 35 tuổi, chỉ có thể chạy liên tục trong 60 phút đầu. Hy Lạp, trước lượt trận cuối cùng gần như không còn cơ hội nào đi tiếp. Đối thủ của họ là Nga, đội tạm đứng đầu bảng và sở hữu tỷ lệ vào trong cao nhất.

Nhưng đâu có sao. Karagounis có thể biến mất ở 180 phút, nhưng vào giờ phút quan trọng nhất, anh lại xuất hiện đúng chỗ, ghi bàn duy nhất, đưa Hy Lạp lách qua khe cửa hẹp nhờ chỉ số phụ “đối đầu” được UEFA ưu tiên.

Bàn thắng đó không đẹp về thẩm mỹ, nhưng ý nghĩa của nó là lớn không kể xiết. Hy Lạp vào tứ kết, còn Karagounis giai kỳ EURO ấy được liên hệ tới Fulham, trở thành cầu thủ thứ 8 trong lịch sử có vinh dự chơi bóng ở Premier League.

Bóng đá chính là tấm gương phản chiếu xã hội. Không ai có tất cả, cũng chẳng ai mất tất cả. Chỉ có những người không ngừng đấu tranh, vươn lên sẽ chặng sợ bị “đời” phụ.

Ronaldo trong gần 32 năm có mặt trên cõi đời này đã luôn sống với tâm thế ấy. Anh không để giọng nói thô kệch từ vùng quê miền Nam đóng sập cánh cửa tới bóng đá chuyên nghiệp. Anh không để sự ưu ái của truyền thông dành cho Messi khiến số lượng bóng vàng của mình quá thua thiệt so với đối thủ.

Ở khoảnh khắc quan trọng nhất, trong giải đấu cuối cùng, cơ hội cuối cùng được làm cái gì đó với đội tuyển nước nhà để hoàn tập bộ sưu tập, Ronaldo đang nhập vai rất tốt vào nhân vật Hugh Glass trong tác phẩm “Người về từ cõi chết” phiên bản Bồ Đào Nha.

Ronaldo mất tích ở hai trận vòng bảng, thậm chí đã sút hỏng penalty. Rồi ở trận gặp Hungary, anh ghi 2 bàn. Trong hai trận 1/8 và tứ kết, Ronaldo đá tròn vai, trước khi bùng nổ ở trận bán kết bằng pha ghi bàn theo đúng phong cách CR7: Bật nhảy – đánh đầu.

Đơn Ca
.
.
.