Dân khốn khổ vì dự án treo
- Thu hồi 8 dự án treo ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
- Tìm giải pháp xóa dự án treo để đảm bảo quyền lợi của người dân
- Khó thu hồi các dự án treo, vì sao?
- Một xã có tới 5 dự án treo
- Bỏ hoang vì dự án treo
- Sống tạm bợ giữa dự án treo
Tổng diện tích đất được quy hoạch là 233,2 ha, trong đó phần ghép nối bổ sung gồm 45,31 ha (trong số này có 2,73 ha đất dân cư), phần quy hoạch mới 187,89 ha. Để đảm bảo quy hoạch, chính quyền các cấp và ngành chức năng đã nghiêm cấm người dân cơi nới, xây dựng mới nhà cửa. Thế nhưng, đến nay quy hoạch vẫn còn nằm… trên giấy, khiến hàng chục hộ dân sinh sống ở đây đã phải chịu nhiều thiệt thòi.
Nơi ở của một hộ dân là những tấm tôn đã hoen gỉ ghép lại. |
Ông Nguyễn Bá Thi, Phó Chủ tịch UBND phường 5, Đông Hà cho biết: Tại thời điểm năm 2012, khu phố 7, phường 5, Đông Hà, có 78 hộ dân trong khu vực quy hoạch; đến nay đã tăng lên 82 hộ, hơn 400 khẩu. Trong đó, có 53 hộ kê khai ở trước năm 2005; với 25 hộ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) bằng hình thức viết tay, có xác nhận của UBND phường; 13 hộ có hồ sơ thửa đất trong bản đồ địa chính năm 2000; 15 hộ chỉ có giấy tờ viết tay giữa bên mua và bên bán. Số còn lại 29 hộ (trong tổng số 82 hộ) được xác định sử dụng đất và xây dựng nhà ở sau năm 2005; tức sau quy hoạch của UBND tỉnh Quảng Trị…
Do sau nhiều năm quy hoạch, nhưng địa phương không có kinh phí để đầu tư thực hiện dự án và cũng không thu hút được bất kỳ dự án nào đến đầu tư xây dựng, đã gây ra nhiều khó khăn đối với các hộ dân đã sinh sống ở đây từ trước, chính quyền cơ sở cũng rất khó quản lý, giải quyết xử lý những trường hợp tự mua bán đất với nhau, dựng nhà cửa để sinh sống, cơi nới xây dựng thêm…
Đem câu chuyện trao đổi với ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND TP Đông Hà, thì được giải thích: “Về quy hoạch Khu lâm viên Cọ Dầu – hồ Trung Chỉ tầm nhìn đến năm 2020, vừa qua mới có một nhà đầu tư đến khảo sát, nhưng rồi họ “một đi không trở lại”. Trong khi đó, tỉnh rất khó khăn về nguồn vốn; việc đầu tư một khoản kinh phí lớn để xây dựng một công trình nào đó xứng tầm trên diện tích đất đã quy hoạch này là rất khó khăn, không thực hiện được”.
Hỏi về mong muốn của người dân, là cam kết với chính quyền để được xây dựng chỗ ở tạm thời, đến khi TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị triển khai dự án, bà con sẵn sàng tự tháo dỡ mà không yêu cầu bất cứ bồi thường nào, ông Thắng trầm ngâm: “UBND TP Đông Hà chỉ quản lý, đảm bảo khu vực đất đã quy hoạch của tỉnh, không có thẩm quyền giải quyết nguyện vọng như trên của bà con. Trong trường hợp giải quyết cho bà con về chỗ ở để phần nào ổn định cuộc sống, chẳng hạn như quy hoạch một khu đất tái định cư lân cận nằm trên diện tích đã quy hoạch nhưng ít quan trọng, thì đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh”.