Chủ động nguyên liệu cho dầu cá cao cấp Ranee
- Dầu cá thực phẩm cao cấp Ranee - bước đột phá đáng ngạc nhiên
- Sự khác biệt trong sản phẩm dầu tươi Ranee
- Dầu cá cao cấp Ranee - Thực phẩm nuôi nhan sắc
- Những giá trị dinh dưỡng quý từ cá tra, basa - nguồn nguyên liệu tinh chiết dầu cá cao cấp Ranee
- Ranee tạo nét duyên mái tóc
Người dùng phấn khởi
Dù mới ra thị trường từ đầu tháng 10/2014 nhưng cái tên dầu cá cao cấp Ranee, một sản phẩm của Công ty cổ phần Dầu cá Châu Á (AFO) thuộc ASM đã nhanh chóng được các bà nội trợ tin dùng.
Chị Nguyễn Ngọc Thanh (ngụ khóm Bình Khánh 7, phường Bình Khánh, TP Long Xuyên, An Giang) chia sẻ: “Trước đây, khi mua cá tra, cá hú, cá basa về ăn, tôi thường giữ lại phần mỡ bụng, thắng lấy dầu để ăn dần nhằm bổ sung omega tự nhiên. Ngoài ra, còn phải mua viên uống dầu cá cho cả nhà dùng. Tuy nhiên, mỡ cá thì không để được lâu, dễ bị đông cứng, lại còn có mùi tanh, viên dầu cá uống vào ợ mùi tanh dùng nhiều rất ngán. Từ khi biết dầu cá cao cấp Ranee có mặt trên thị trường, tôi mua về sử dụng đều đặn... Đối với dầu trộn, khi dùng chung với rau sống ăn rất ngon. Thấy sản phẩm được Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên dùng, tôi hoàn toàn yên tâm sử dụng thay thế cho dầu thực vật, mỡ cá và viên uống dầu cá trước đây. Đây là một thương hiệu dầu ăn mà cả gia đình tôi rất an tâm và ngưỡng mộ”.
Nhiều bà nội trợ khác cũng có suy nghĩ như chị Thanh nên dầu cá cao cấp Ranee nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường. Chị Hà Tú Anh (ngụ xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp), nơi Công ty AFO đang hoạt động, phấn khởi: “Tôi tự hào khi ngay tại quê hương mình có sản phẩm dầu cá độc đáo. Dùng dầu cá Ranee vừa tốt cho sức khỏe, vừa hợp túi tiền, cũng là cách thiết thực ủng hộ cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Dinh dưỡng dành cho học đường
Ranee Kids – một bước tiến mới trên nền tảng dầu cá cao cấp Ranee. Dòng sản phẩm mới này sẽ được phân phối vào hệ thống giáo dục nhằm bổ sung các dưỡng chất hoàn toàn tự nhiên cho giới học sinh, sinh viên. Công ty TM-QT B&B là đối tác chiến lược với Công ty cổ phần Dầu cá Châu Á sẽ là đầu mối phân phối Ranee Kids vào các trường học trong Nam ngoài Bắc.
Ông Đỗ Như Quách, TGĐ Công ty B&B cho rằng, Ranee tuy mới thâm nhập thị trường hàng tiêu dùng chưa đến một năm nhưng đã tạo được hiệu ứng cao vì sự đặc thù của nó. Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ biết đến các loại dầu ăn thông thường khác và dầu cá dược phẩm thuần túy thì tư duy đó đã dần thay đổi khi dầu cá thực phẩm cao cấp Ranee ra đời. Bổ sung các dưỡng chất tự nhiên bằng con đường thực phẩm tự nhiên thì còn gì bằng. Đó là lý do mà Công ty B&B quyết định đặt hàng AFO sản xuất dòng sản phẩm đặc thù cho học đường. Các bậc cha mẹ luôn dành sự quan tâm cho con trẻ, vì vậy Ranee Kids sẽ là sự lựa chọn đúng đắn, hợp lý và nhân văn.
Mở rộng sản xuất
Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT ASM, cho biết, nhà máy tinh luyện dầu cá đặt tại Cụm công nghiệp Vàm Cống (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) hiện có công suất thiết kế 200 tấn/ngày. Đây là nhà máy tinh luyện mỡ cá thành dầu cá đầu tiên trên thế giới được đưa vào bếp ăn của từng hộ gia đình do Tập đoàn Châu Âu lắp đặt và chuyển giao công nghệ độc quyền. Trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, ASM sẽ xây dựng thêm nhà máy tinh luyện dầu cá thứ 2 với công suất tương đương nhà máy 1.
“Trước đây, mỡ cá tra thô thường dùng để sản xuất dầu bio-diesel hoặc xuất khẩu với giá trị không tương xứng, gây lãng phí rất lớn. Vì mỡ cá tra chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm. Khi mỡ cá được tinh luyện thành dầu cá, giá trị nâng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, khi cả 2 nhà máy dầu cá của Tập đoàn Sao Mai cùng hoạt động, khả năng vùng nuôi cá tra hiện tại của ĐBSCL sẽ không đáp ứng đủ nguyên liệu mỡ cá” – ông Thuấn chia sẻ.
Để giải quyết bài toán này, Sao Mai đang có kế hoạch mở rộng vùng nguyên liệu nuôi cá tra, xây dựng thêm nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy sơ chế mỡ cá, cùng với nhà máy thức ăn thủy sản.
“Chúng tôi có lợi thế là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản của công ty đạt 120 triệu USD, dự kiến năm 2015 có thể đạt từ 150 – 200 triệu USD. Tháng 9 vừa qua, Sao Mai đã khởi công xây dựng nhà máy thức ăn thủy sản với công suất 200 tấn/ngày, tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng và dự kiến hoàn công vào năm 2016, khi đó Sao Mai không chỉ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí so với số tiền cả ngàn tỷ đồng bỏ ra để mua thức ăn thủy sản hằng năm mà còn giúp khép kín được quy trình nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản” – ông Lê Thanh Thuấn nhấn mạnh.