Người dân trồng rừng lao đao vì bị “ép giá thu mua nguyên liệu”

Thứ Ba, 12/01/2016, 09:25
Đang vào mùa thu hoạch gỗ keo nhưng người dân trồng rừng tại huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) thay vì “trúng vụ”, lại than trời và bức bức xúc về việc lâm vào cảnh “không thể về xuôi”. Bị “ép giá” thu mua nguyên liệu. Bị giảm giá gỗ xuống (mức giảm 20.000đồng/tấn), cụ thể: Giá gỗ từ 1.170.000 đồng/tấn xuống còn 1.150.000 đồng/tấn.


Theo phản ánh, mặc dù đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi đồng ý cho Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi (Cty Hào Hưng) lập trạm thu mua gỗ keo trên địa bàn, nhưng lại bị lãnh đạo UBND huyện Trà Bồng “ngăn cấm”. Quyết định “trên bảo dưới không nghe” này đã khiến gỗ keo đến vụ thu hoạch của người dân trồng rừng không thể về xuôi, bị Cty “độc quyền” tại địa phương ép giá thu mua, hạ giá thành xuống 20.000 đồng/ tấn khiến người dân thiệt hại rất lớn.

Cũng theo phản ánh, người dân rất muốn chở gỗ keo xuống bán tại Cty Hào Hưng nhưng bị nhiều sức ép và vận chuyển đi lại gặp nhiều rủi ro…Còn theo Cty Hào Hưng, đơn vị được sự cho phép của UBND tỉnh Quảng Ngãi lập trạm thu mua gỗ keo tại 7 huyện trên địa bàn tỉnh để thu mua nguyên liệu cho Nhà máy Sản xuất và chế biến gỗ dăm để tạo thêm giá trị gia tăng đối với sản phẩm nông lâm sản, tăng kim ngạch xuất khẩu. Thế nhưng, khi Cty Hào Hưng lập trạm thu mua gỗ keo tại hai huyện Sơn Hà và Trà Bồng thì bị UBND huyện ngăn cản.

Vì quyết định “ngăn sông cấm chợ”, người dân bị ép giá sản phẩm lâm sản, doanh nghiệp Cty Hào Hưng thì thiếu nhiên liệu phải sản xuất cầm chừng.

Theo văn bản trả lời của UBND huyện Trà Bồng do Phó chủ tịch Trần Văn Sương ký ngày 8- 9- 2015 thì việc huyện này từ chối không cho Cty Hào Hưng lập trạm thu mua (dù Tỉnh đã đồng ý, cấp phép) với lý do: “Trên địa bàn huyện hiện có một nhà máy sản xuất, chế biến gỗ dăm hoạt động với giá cả thu mua nguyên liệu đầu vào hợp lý. Và nhà máy này vẫn không đủ nguyên liệu để sản xuất, chỉ mới đáp ứng 70% nhu cầu…?. Việc lập trạm thu mua của Cty Hào Hưng chồng lấn với hoạt động thu mua của Cty Nhất Hưng, dẫn đến hệ quả cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường”, văn bản trả lời của UBND huyện Trà Bồng nêu rõ. Trong lúc đó, ông Thang Văn Hóa, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi nói rằng: Doanh nghiệp chúng tôi thu mua nguồn nguyên liệu theo giá cả thị trường, không có sự chèn ép, hay găm giá hoặc thổi phồng giá cả…


Từ 1.170.000 đồng/tấn xuống còn 1.150.000 đồng/tấn nguyên liệu gỗ người dân trồng rừng bị ép giá mất đứt 20.000đồng/tấn.

Cụ thể: “Ngày 9- 8- 2015 vừa qua, trạm thu mua gỗ keo nguyên liệu tại thôn Trường Khay, xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà tạm ngừng thu mua do huyện Sơn Hà không đồng tình trong việc Cty Hào Hưng lập trạm thu mua tại huyện. Sau khi Cty Hào Hưng tạm ngưng thu mua thì vào 17h ngày 12- 8- 2015, tại Cty Nhất Hưng Sơn Hà (Cty này độc quyền mua gỗ dăm ở Sơn Hà và Trà Bồng) đã giảm giá gỗ xuống (mức giảm 20.000đồng/tấn), cụ thể: Giá gỗ từ 1.170.000 đồng/tấn xuống còn 1.150.000 đồng/tấn. Điều này chứng tỏ khi Cty Hào Hưng không mua gỗ thì Cty Nhất Hưng Sơn Hà đã kéo giá gỗ xuống theo ý muốn, gây ra sự bức xúc của người dân bán gỗ.          

Người dân cho rằng, gỗ keo nguyên liệu là của người dân và các Nông lâm trường trồng, bảo vệ và chăm sóc chứ không phải của các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng và cũng không phải của các huyện đầu tư trồng rừng. Quyền tự do kinh doanh, mua bán phải do người dân lựa chọn quyết định chứ không phải do chính quyền các huyện quyết định để bán cho doanh nghiệp này hoặc doanh nghiệp khác. …

Hoài Thu
.
.
.