Chưa thể triển khai ngay vành đai cây xanh cách ly với bãi rác Đa Phước
- Nhiều hệ lụy từ bãi rác Đa Phước
- Bao giờ người dân mới hết phải chịu cảnh ô nhiễm từ bãi rác Đa Phước?1
Lý do, phần diện tích trên đã được UBND thành phố cắt ra, giao cho chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước 40ha để trồng cây xanh cách ly và làm bến thủy nội địa. Phần còn lại (268 ha) được giao cho Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải thành phố làm chủ đầu tư.
Sau nhiều năm bãi rác đi vào hoạt động, đến nay Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải rắn thành phố mới chỉ dừng lại ở công đoạn lập bản đồ vị trí; địa phương xác nhận nguồn gốc, quá trình sử dụng đất được 90% diện tích để tính giá bồi thường.
Phần diện tích 10% còn lại chưa thể tiến hành do không liên lạc được với chủ sử dụng đất; chủ sử dụng đất không cung cấp hồ sơ pháp lý hoặc không hợp tác… nên chưa thể lập và trình phê duyệt phương án bồi thường, thu hồi đất.
Để đẩy nhanh việc thực hiện dự án vành đai cây xanh cách ly trên, UBND thành phố đã yêu cầu Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu, cho áp dụng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Sau đó, huyện Bình Chánh đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của người dân có đất trong khu vực dự án theo các phương án là khoán lại đất cho người dân trồng rừng sản xuất; nhà nước thuê đất để trồng rừng sản xuất và bồi thường, giải phóng mặt bằng để thu hồi đất.
Kết quả, đa số người sử dụng đất yêu cầu được đền bù, giải tỏa với phần diện đất của mình. Với phương án này, số tiền đầu tư đền bù, giải tỏa ngân sách phải bỏ ra theo đề nghị của riêng huyện Bình Chánh đã lên đến 2.800 tỷ đồng.
Như vậy, ngoài tình trạng phải chi trả mức giá chôn lấp rác tại Đa Phước cao hơn những nơi khác, thành phố còn phải bỏ ra số tiền rất lớn để làm vành đai cây xanh cách ly ô nhiễm do chủ bãi rác gây ra.
Trong lúc chưa thể triển khai dự án vành đai cây xanh ngăn cách ô nhiễm từ bãi rác này, nhiều người dân vẫn phải hứng chịu mùi hôi do bãi rác xả vào các khu dân cư.