Tên lửa S-400 vẫn hoạt động tốt dù “tra tấn” ở -45 độ C
- Tên lửa S-300 Nga bắn "xịt", bốc cháy như pháo hoa trên không
- Mỹ kêu gọi Nga sửa tên lửa để giữ nguyên INF
- Nga phóng thành công tên lửa Soyuz để "bù" vụ phóng hỏng tháng 10
Thử nghiệm trên khiến Mỹ thấy lo ngại thực sự bởi ngay cả tiêm kích F-35 và máy bay P-8A đều có nguy cơ trở thành kẻ vô dụng khi bị đông cứng.
Truyền hình Zvezda vừa công bố những hình ảnh tra tấn hệ thống S-400 trong điều kiện khắc nghiệt lạnh tới -45 độ C.
Nga tự hào vì nhiều vũ khí không bị đông cứng khi lạnh. |
S-400 vẫn hoạt động khi thời thiết -45 độ C. |
Để không bị đóng băng, F-35 và máy bay P-8 cần sự trợ giúp của loại hóa chất dặc biệt. Nhưng điều khiến Mỹ bất an nhất là loại hóa chất này bị cấm sử dụng. Thông tin bất ngờ này được truyền thông Nga cho biết, tiêm kích thế hệ 5 F-35 và máy bay P-8 tại căn cứ ở Bắc Cực có thể chịu thiệt hại gần 200 triệu USD sau khi Không quân nước này bị cấm dùng loại hóa chất làm tan băng urea để bảo vệ máy bay vào mùa Đông.
Được biết, vào mùa Đông, các nhân viên kỹ thuật Mỹ thường xuyên sử dụng hóa chất làm tan băng để bảo vệ phi cơ và duy trì hoạt động cho sân bay. Tuy nhiên, họ bị cấm dùng urea - loại hóa chất không gây hại cho tiêm kích F-35 nhưng lại phá hủy môi trường quanh căn cứ Mỹ. Và thay vì dùng urea, Không quân Mỹ chỉ được phép dùng chất Aviform L50 - loại hóa chất có thể ăn mòn và gây gỉ sét trên tiêm kích F-35 nhưng lại ít gây độc hại với môi trường xung quanh.
Thông tin do Mỹ tiết lộ cũng đồng thời cho thấy thực tế, F-35 gần như không thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt tại Bắc Cực nếu không dùng thêm loại hóa chất gây hại. Và đây rõ ràng là sự thật khó có thể chấp nhận với những quốc gia có khí hậu lạnh giá khi mua F-35.
Một điểm yếu khác của chiến đấu cơ tàng hình F-35 đó là nó có khoang bom được đóng kín, khi khoang vũ khí này được mở ra không khí lạnh sẽ tràn vào. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của các kết cấu bên trong khoang vũ khí.