Tại sao Mỹ không bắn chặn tên lửa Triều Tiên

Thứ Ba, 03/10/2017, 10:44
CHDCND Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa tầm xa trong trung tuần tháng 9 vừa qua. Tạp chí quân sự Defence One có bài phân tích tại sao hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ lại "im hơi lặng tiếng" trong thời điểm như vậy.


Khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa tầm xa thuộc loại Hwasong-12 bay qua lãnh thổ Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã tuyên bố: "Chúng tôi không đánh chặn nó vì không có thiệt hai nào xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản".

Tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia tuyên bố trên chỉ là "một nửa sự thật". Đúng là tên lửa của Bình Nhưỡng không gây ra thiệt hại nào cho Tokyo nhưng nếu giới chức nước này gần như cũng không phương tiện nào để bắn hạ nó trên không phận nước mình. 

Lý do đơn giản nhất là tên lửa của CHDCND Triều Tiên bay quá cao so với tầm bắn của các hệ thống phòng thủ tên lửa Nhật Bản đang sở hữu.

Cụ thể theo thông tin được Bộ Quốc phòng Mỹ thu thập thì khi quay qua lãnh thổ Nhật Bản, Hwasong-12 đã ở độ cao 770km (475 dặm) tức là độ cao lớn nhất trong quãng đường bay 3.700 km của nó.  

Hệ thống đánh chặn Aegis mà Nhật Bản đang sở hữu không thể vươn tới độ cao đó, nó cũng vượt qua cả khả năng đánh chặn của các khẩu đội THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc và Guam. Những tổ hợp phòng thủ Patriot càng không thể có năng lực đánh chặn một tên lửa đạn đạo đang bay ở độ cao như thế.

Tất cả các hệ thông nói trên được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo khi nó đạn đạo ở pha giữa hoặc pha cuối tức là lúc mục tiêu đang giảm độ cao. 

Tổ hợp Patriot được thiết kế để bảo vệ các khu vực tương đối nhỏ như cảng biển hay sân bay, các khu vực lớn hơn thì có hệ thống THAAD cuối cùng những tên lửa SM-3, SM-6... của hệ thống Aegis có thể bao quát hàng ngàn km².

Hệ thống THAAD của Mỹ

Tuy nhiên tất cả các hệ thống này đều khó có thể bắn hạ được các tên lửa đạn đạo đang vươn lên độ cao lớn trừ phi đưa hệ thống tới sát bệ phóng. Điều này có nghĩa là các tàu khu trục mang tên lửa đánh chặn phải vào rất gần bờ biển Triều Tiên đồng nghĩa với khả năng bị tấn công cực cao.

Kingston Reif thuộc Hiệp hội kiểm soát vũ khí đồng thời là chuyên gia hàng đầu về phòng thủ tên lửa tại Mỹ cho biết cả  THAAD, Patriot và đặc biệt là Aegis, đã làm khá tốt trong các bài kiểm tra, nhưng đây là các bài kiểm tra được thiết kế để thành công, đơn giản, cẩn thận được phân đoạn và sử dụng các mục tiêu tầm ngắn, chỉ duy nhất một lần chúng được thử nghiệm thành công duy nhất với 1 tên lửa tầm trung. Cần chú ý Hwasong-12 là tên lửa tầm xa.

Mỹ còn một hệ thống phòng thủ tầm xa chiến lược mang tên GMD(Grounddance Midcourse Defense) đây là hệ thống duy nhất hệ nay có năng lực bắn hạ một tên lửa đạn đạo ở tầng cao khí quyển. Tuy nhiên ông Reif nêu ra chi tiết rằng kể cả trong các cuộc thử nghiệm với điều kiện lý tưởng, xác suất diệt mục tiêu của GMD chỉ đạt khoảng 50%.

Cựu giám đốc Cơ quan điều phối các hoạt động thử nghiệm của Lầu Năm Góc Philip Coyle tuyên bố "Mức độ thành công của hệ thống GMD trong các cuộc thử nghiệm rất ảm đạm". Tướng Obery Cựu chủ tịch cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ còn châm biếm rằng cơ hội để đánh chặn tên lửa của các hệ thống phòng thủ hiện nay tương đương với việc "tung đồng xu".

Cách vận hành của hệ thống phòng thủ GMD.

Trong 40 năm qua GMD đã ngốn 40 tỷ USD, còn các hệ thống khác cũng khiến Mỹ phải "rút ruột " tới 320 tỷ tuy nhiên khả năng bảo đảm an toàn của lãnh thổ Mỹ trước các mối đe dọa trước tên lửa đạn đạo vẫn là một dấu hỏi lớn.

Cần nhắc lại là trong các cuộc thử nghiệm được tiến hành tên lửa mục tiêu được phóng đi với kịch bản là đối phương không sử dụng những biện pháp áp chế radar hay thủ đoạn tác chiến điện tử .... vốn là điều sẽ xảy ra trong thực tế.

"Cho đến hiện nay, quân đội chúng ta vẫn đang vật lộn với nguy cơ từ những vũ khí như AK-47 hay RPG (có từ hàng chục năm trước) thì khả năng bảo đảm sự an toàn tuyệt đối trước mối đe dọa bởi các tên lửa đạn đạo tầm xa là khó khả thi. Chúng ta đã xây dựng một hệ thống phòng thủ nhiều lớp tuy nhiên còn nhiều điều phải làm để hệ thống đó vận hành trơn tru", một chuyên gia phân tích quốc phòng nói.

Đoàn Dự
.
.
.