Cần giữ nguyên các giá trị nổi bật của Hoàng thành Thăng Long
- Giới thiệu Hoàng thành Thăng Long qua các hiện vật
- Trưng bày hiện vật Hoàng thành Thăng Long tại TP HCM
- Quy hoạch khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
- Đảm bảo thực hiện cam kết với UNESCO về quản lý Hoàng thành Thăng Long
Những phát lộ mới nhất cho phép ngày càng hiểu sâu sắc hơn giá trị to lớn của Hoàng thành Thăng Long và được PGS.TS. Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, chia sẻ.
Lần đầu tiên đã tìm thấy nhiều tầng văn hóa liên tục từ thời Đại La, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời hiện đại. Văn hóa Đại La ở dưới cùng, rất dày. Khảo cổ đã bước đầu làm xuất lộ nhiều dấu tích kiến trúc lớn thời Lý và mối quan hệ giữa các kiến trúc này.
Hoàng thành Thăng Long thu hút hút du khách sau khi trở thành Di sản văn hóa thế giới. |
Nhiều vấn đề cũng được các nhà khoa đặt ra tại hội thảo, đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm nếu không muốn Hoàng thành Thăng Long bị rút tên khỏi danh sách Di sản Thế giới.
Rất tâm huyết với những giá trị của Hoàng thành Thăng Long, GS. Wiliam Logan lo ngại: “Sau khi được UNESCO công nhận, tòa nhà thời Pháp và một số công trình quân sự đã bị dỡ bỏ là không nên, vì tầng văn hóa này chính là một đặc điểm làm nên những giá trị nổi bật mà UNESCO công nhận. UNESCO cũng muốn có nhiều nghiên cứu khảo cổ học hơn để phát hiện, mô tả và bảo tồn nhiều hơn kinh thành xưa”.
Các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham gia hội thảo về Hoàng thành Thăng Long. |
Từng có nhiều đóng góp trong quá trình bảo tồn Di sản này, GS. Nobuo Kamel chỉ ra: Cần có chính sách khai thác sử dụng và giới thiệu kế hoạch quản lý tổng quát để được công nhận. Như đã nêu trong đánh giá của của UNESCO, không chỉ những vết tích các cung điện các triều đại nối tiếp nhau, mà các tòa nhà thời Pháp, các công trình quân sự, hành chính cũng có quan hệ mật thiết với quá trình độc lập, thống nhất của Việt Nam và đều là những chứng nhân vô giá của Hà Nội.
Về quan điểm bảo tồn Di sản này, theo TS. Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội sử học Việt Nam, cần thống nhất nguyên tắc bảo tồn khu 18 Hoàng Diệu tại chỗ, toàn diện, nhưng cũng cần xem xét từng khu vực, từng vị trí phát lộ di tích. Cần giải quyết thỏa đáng khi kết hợp hài hòa giữa công tác trưng bày bảo tàng, quảng bá di sản với các khu vực bảo tồn nguyên trạng, đặc biệt là cần có bảo tàng lớn chuyên về Hoàng thành Thăng Long. Viễn cảnh qui hoạch sẽ làm cho bộ mặt di sản thay đổi một cách tích cực, trở thành một trong những điểm du lịch sáng giá.
Các di tích được tìm thấy . |
Các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã đưa ra nhiều kinh nghiệm từ thực tế bảo tồn và phát huy các Di sản văn hóa thế giới ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Úc vv… nhằm giúp Việt Nam có thể bảo tồn và phát huy những giá trị đặc biệt của Hoàng thành Thăng Long tốt hơn, đồng thời, thực hiện các khuyến nghị của UNESCO cũng như cam kết của Việt Nam khi Hoàng thành Thăng Long bước vào danh sách Di sản thế giới.