Ông Trump nói "không có thương vong", tuyên bố áp trừng phạt bổ sung với Iran
- Iran không giao hộp đen máy bay Ukraina rơi cho Mỹ
- Iran đã "đánh tiếng" với Iraq trước vụ tấn công căn cứ Mỹ
- Israel hứa sát cánh cùng Mỹ và cảnh báo nếu Iran tấn công
- Iran dội mưa tên lửa và hai lựa chọn dành cho ông Trump
Mở đầu bài phát biểu, ông Trump tuyên bố: "Chừng nào tôi còn là Tổng thống Mỹ, Iran sẽ không bao giờ được phép có vũ khí hạt nhân".
Tiếp đến, Tổng thống Trump thông báo Mỹ không có thương vong trong cuộc tấn công của Iran nhằm vào căn cứ quân sự của nước này ở Iraq sáng 8-1.
"Chúng tôi không có thương vong. Tất cả các binh sĩ Mỹ đều an toàn và chỉ có thiệt hại tối thiểu tại các căn cứ quân sự của chúng tôi. Các lực lượng Mỹ đã chuẩn bị cho mọi thứ, nhưng giờ đây Iran dường như đang xuống nước. Đây là điều tốt cho tất cả các bên liên quan và cho thế giới", ông Trump phát biểu.
Ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 8-1, phía sau là các quan chức cấp cao trong chính quyền, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, Phó tổng thống Mike Pence (Ảnh: AP) |
Tổng thống Trump mô tả chỉ huy quân đội Iran, tướng Qasem Soleimani thiệt mạng trong cuộc không kích do Mỹ thực hiện hôm 3-1 vừa qua là kẻ "khủng bố hàng đầu thế giới".
"Ông ta huấn luyện các đội quân khủng bố, bao gồm Hezbollah, tiến hành các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường. Ông ta đã châm ngòi cho các cuộc nội chiến đẫm máu trên khắp khu vực", Trump nói.
Tổng thống Mỹ cho biết Soleimani đã chỉ đạo các cuộc tấn công gần đây vào lực lượng Mỹ ở Iraq khiến "bốn binh sĩ bị thương nặng và giết chết một người Mỹ", cũng như dàn dựng "cuộc tấn công bạo lực" vào Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad. "Trong những ngày qua, ông ta đã lên kế hoạch tấn công các mục tiêu của Mỹ, nhưng chúng tôi đã ngăn chặn ông ta".
Tổng thống Trump chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) là "rất thiếu sót". "Dù sao, thoả thuận JCPOA với nhiều thiếu sót này sẽ sớm hết hạn và mang lại cho Iran một con đường rõ ràng và nhanh chóng để đạt tiến bộ về hạt nhân. Iran phải từ bỏ tham vọng hạt nhân và chấm dứt hỗ trợ cho khủng bố", ông Trump nói.
Tiếp đến, tổng thống Mỹ kêu gọi các đồng minh khác rút khỏi thỏa thuận. "Tất cả chúng ta phải cùng nhau hướng tới việc thực hiện một thỏa thuận với Iran, khiến thế giới trở thành một nơi an toàn và hòa bình hơn".
Sau khi Mỹ không kích giết chết Tướng Soleimani, ngày 5-1, Iran tuyên bố nước này sẽ rút hoàn toàn khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện, hay còn được gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) từng đạt được năm 2015.
Mỹ không cần dầu Trung Đông
Trump nói rằng kể từ khi ông nhậm chức, "nước Mỹ đã đạt được sự độc lập về năng lượng". "Chúng tôi hiện là nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên số 1 ở bất cứ đâu trên thế giới. Chúng tôi độc lập và chúng tôi không cần dầu ở Trung Đông".
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 8-1. (Ảnh: Reuters) |
"Mỹ sẵn sàng nắm lấy hoà bình với tất cả những ai đang tìm kiếm nó"
Tổng thống Trump đã kết thúc phát biểu dài khoảng 10' của mình với thông điệp gửi tới người dân Iran, sau đó rời đi mà không tiến hành phần hỏi - đáp với phóng viên.
"Cuối cùng, với người dân và các nhà lãnh đạo của Iran, chúng tôi muốn bạn có một tương lai tuyệt vời, đó là điều mà các bạn xứng đáng có được", ông Trump nói. "Đó là sự thịnh vượng trong nước và sự hòa hợp với quốc tế. Mỹ sẵn sàng nắm lấy hòa bình với tất cả những ai tìm kiếm nó", ông Trump nói thêm.
Trump tuyên bố các lệnh trừng phạt mới đối với Iran
Tổng thống Trump tuyên bố chính quyền của ông sẽ áp các lệnh trừng phạt mới đối với Iran sau vụ tấn công vào hai căn cứ quân sự ở Iraq, nơi trú ngụ của quân đội Mỹ. "Mỹ sẽ ngay lập tức áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế bổ sung đối với Iran", Trump nói.
Ông Trump lưu ý rằng chính quyền Mỹ đang tiếp tục xem xét các lựa chọn khác để đáp trả các cuộc tấn công tên lửa của Iran.
"Các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ này sẽ tồn tại cho đến khi Iran thay đổi hành vi. Trong những tháng gần đây, Iran đã bắt tàu trong vùng biển quốc tế, không kích vô căn cứ vào Ả Rập Saudi và bắn hạ hai máy bay không người lái của Mỹ."
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi các bên "kiềm chế" nhằm giảm căng thẳng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đưa ra một tuyên bố chung vào hôm 8-1, nói rằng cả hai nước đều quan tâm sâu sắc đến vấn đề leo thang căng thẳng trong khu vực Trung Đông. Tuyên bố nói thêm rằng cả hai tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều "luôn chống lại sự can thiệp của nước ngoài cũng như các hành động quân sự đơn phương", và thúc giục các bên liên quan tiến hành các hành động kiềm chế nhằm giảm căng thẳng. |
Trump nói kể từ khi ông nhậm chức, "Mỹ đã đạt được sự độc lập về năng lượng". "Chúng tôi hiện là nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên số một ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Chúng tôi độc lập và không cần dầu ở Trung Đông".
-
'Mỹ không cần dầu Trung Đông'
Trump nói kể từ khi ông nhậm chức, "Mỹ đã đạt được sự độc lập về năng lượng". "Chúng tôi hiện là nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên số một ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Chúng tôi độc lập và không cần dầu ở Trung Đông".
-
'Mỹ không cần dầu Trung Đông'
Trump nói kể từ khi ông nhậm chức, "Mỹ đã đạt được sự độc lập về năng lượng". "Chúng tôi hiện là nhà sản xuất dầu và khí tự nhiên số một ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Chúng tôi độc lập và không cần dầu ở Trung Đông".