Nga quyết không khoan nhượng Mỹ trong cuộc chiến truyền thông
- Tổng thống Putin và 11 phát ngôn làm "rung chuyển" thế giới
- Nữ CSGT duy nhất được Tổng thống Nga Putin bắt tay cảm ơn
- Ngoại trưởng Nga - Mỹ sắp gặp mặt giữa sóng gió ngoại giao
- Thủ tướng Đức: Thế giới sẽ được hưởng lợi từ cuộc gặp của lãnh đạo Nga-Mỹ
Tổng thống Putin đã ký thông qua đạo luật sửa đổi các quy định đối với các cơ quan truyền thông nước ngoài vào ngày 25-11, theo đó, những cơ quan nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ hoặc tổ chức nước ngoài có thể bị coi là đặc vụ và có nghĩa vụ giải trình nhiều thông tin khi giới chức Nga yêu cầu, RT đưa tin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: ITN |
Trước đó, Hội đồng liên bang Nga ngày 22-11 đã thông qua dự luật yêu cầu các cơ quan truyền thông đại chúng được tài trợ từ nước ngoài phải đăng ký dưới danh nghĩa “cơ quan đại diện nước ngoài”.
Với việc Tổng thống Putin đặt bút ký vào sắc lệnh này, Bộ Tư pháp Nga từ nay sẽ toàn quyền quyết định cơ quan truyền thông nước ngoài nào bị xếp vào danh sách "đặc vụ" này. Các cơ quan truyền thông Nga có vốn đầu tư nước ngoài hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì bởi sắc lệnh.
Hồi tuần trước, Nga đã công bố danh sách 9 cơ quan truyền thông nước ngoài nhận hỗ trợ tài chính của Mỹ. Những cơ quan này khả năng cao sẽ bị ảnh hưởng bởi luật mới của Nga.
Đây được xem là đòn đáp trả những biện pháp kiểm soát mà Washington áp đặt lên giới truyền thông Nga tại Mỹ. Hồi tháng 10, Bộ Tư pháp Mỹ bất ngờ yêu cầu RT, tập đoàn truyền hình lớn của Nga phải đăng ký hoạt động dưới danh nghĩa với tư cách một pháp nhân nước ngoài theo đạo luật Đăng ký cơ quan nước ngoài (FARA).
Luật FARA vốn được Mỹ thông qua từ năm 1938 nhằm trấn áp các hoạt động tuyên truyền của Đức quốc xã.
Ngoài RT, các hãng truyền thông lớn khác của Nga như TASS, Sputnik cùng nhiều tờ báo và nhà báo của Nga hoặc người Mỹ làm việc tại các cơ quan này cũng bị cản trở hoạt động hoặc gây khó dễ tại Mỹ.