Sri Lanka giới nghiêm, cấm mạng xã hội sau chuỗi tấn công đẫm máu
- Tỷ phú Đan Mạch có ba người con thiệt mạng trong vụ khủng bố tại Sri Lanka
- Đánh bom ở Sri Lanka: Số người chết tăng lên gần 300
- Sri Lanka bắt giữ 13 nghi phạm liên quan đến vụ khủng bố đẫm máu
- Sri Lanka bắt 7 nghi phạm đứng sau 8 vụ đánh bom làm 207 người chết
- Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn sau vụ đánh bom tại Sri Lanka
Đống đổ nát sau vụ tấn công nhằm vào Nhà thờ St. Sebastian ở Negombo, phía Bắc Colombo. Ảnh Getty Images |
Cảnh sát Sri Lanka đã bắt giữ 24 người có liên quan đến vụ đánh bom tự sát khiến 500 người bị thương này, đồng thời cũng là vụ bạo lực tồi tệ nhất tại quốc đảo Nam Á này kể từ cuộc nội chiến đẫm máu cách đây một thập kỷ.
Hiện tại, các nhà chức trách nước này cũng đang phải đối mặt với những cáo buộc rằng họ đã không có hành động cụ thể gì khi họ nhận được lời cảnh báo 10 ngày trước rằng có một nhóm Hồi giáo đang lên kế hoạch chuẩn bị một vụ tấn công.
Người phát ngôn lực lượng Không quân Sri Lanka cho biết hiện vẫn có lo ngại rằng vẫn còn nhiều thiết bị nổ khác khi thiết bị nổ thứ 9 đã được kích hoạt tại sân bay quốc tế Bandaranaike vào tối 21-4.
Hầu hết những người chết và bị thương trong chuỗi các vụ tấn công này đều là người Sri Lanka. Trong số những người nước ngoài đã thiệt mạng, có những người mang quốc tịch Anh, Mỹ, Ấn Độ, Australia và Trung Quốc…Những vụ tấn công dường như nhắm vào các mục tiêu là các điểm du lịch, các nhà thờ, và được cho là nỗ lực để thu hút sự chú ý tối đa từ cộng đồng quốc tế.
Đến nay, chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công, tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Ruwan Wijewardene cho rằng “vụ khủng bố” này được tiến hành bởi những tín đồ của “chủ nghĩa tôn giáo cực đoan”.
Theo CNN, vào tối 21-4, một bản ghi nhớ bị rò rỉ cho thấy cảnh sát đã được cảnh báo về một vụ tấn công do một nhóm Hồi giáo tiến hành 10 ngày trước vụ tấn công. Nhóm này được cho là nhóm Nations Thawahid Jaman (NJT). Chưa rõ những chi tiết trong lời cảnh báo này có khớp với những gì đã xảy ra trong thực tế hay không.
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremeinghe cho biết ông và các quan chức cấp cao khác chưa hề được báo cáo về các tin tức tình báo này.
Hiện vẫn còn nghi vấn rằng NTJ, một nhóm khủng bố ít tên tuổi nhưng từng có hành vi phỉ báng tượng Phật, có đủ năng lực để tự thân thực hiện một vụ tấn công tinh vi và “phối hợp nhịp nhàng” như vậy. Các nhóm Hồi giáo xuyên quốc gia được biết đến là có hoạt động tại các nước như Pakistan, Malaysia và Philippines.
Các phương tiện truyền thông xã hội đang bị ngừng hoạt động ở Sri Lanka sau vụ tấn công khi nhà chức trách đang nỗ lực tránh bạo lực lan tràn cũng như xác định những kẻ đã tiến hành vụ tấn công.
Lệnh giới nghiêm đã được thiết lập từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau (giờ địa phương).