Nga-Mỹ lại “ăn miếng, trả miếng” vì Hiệp ước Bầu trời Mở
- Những pha nhào lộn tuyệt đẹp trên bầu trời Moscow của máy bay Nga
- Mỹ lo ngại việc Nga nâng cấp máy bay do thám “Bầu Trời Mở”
- Những yếu tố khiến quan hệ Nga – Mỹ “xuống dốc”
- Nga: Mỹ cấp vũ khí cho Ukraine sẽ dẫn tới cuộc "đổ máu mới"
RT ngày 28-12 dẫn lời ông Georgiy Borisenko, người đứng đầu Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Nga, cho biết quyết định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2018. Đây là động thái đáp trả việc Mỹ có ý định giới hạn các chuyến bay trinh thám của máy bay quân sự Nga tại khu vực Alaska và Hawaii.
Với quyết định này, Nga sẽ hạn chế số lượng và tên các căn cứ không quân mà máy bay Mỹ được phép bay qua để trinh thám.
Một máy bay quân sự Mỹ bay do thám trên bầu trời Nga. Ảnh: ITN |
Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết vào năm 1992, có hiệu lực thi hành từ năm 2002, là một trong những giải pháp nhằm chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Tham gia ký kết Hiệp ước có 34 quốc gia, bao gồm Mỹ, Nga, Canada và Liên minh châu Âu (EU).
Hiệp ước được cho là giúp xóa bỏ những nghi ngờ không đáng có về chương trình vũ khí của các quốc gia từng đối đầu, thông qua việc tiến hành các chuyến bay trinh sát quân sự trên lãnh thổ của nhau.
Tuy nhiên, hồi tháng 9, tờ WSJ dẫn nguồn thạo tin cho biết, Mỹ dự định giới hạn các chuyến bay giám sát của Nga ở khu vực Alaska và Hawaii với cáo buộc vội vàng rằng Nga vi phạm Hiệp ước Bầu trời Mở vì đã hạn chế các chuyến bay giám sát của Mỹ ở Kaliningrad, vùng lãnh thổ của Nga trên biển Baltic, giáp với Ba Lan và Litva.
Đáp trả lại cáo buộc của Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định, các quốc gia tham gia Hiệp ước có quyền bay giám sát trong phạm vi 5.000 km trên không phận Nga, nhưng Mỹ lại sử dụng toàn bộ "hạn ngạch" này để bay dọc ngang trên không phận Kaliningrad.
Hành động này đã tạo ra vấn đề lớn đối với việc sử dụng vùng không phận khá chật chội tại đây, đặc biệt cản trở hoạt động của sân bay quốc tế ở Kaliningrad. Bởi vậy, Nga đã đặt giới hạn 500km cho các chuyến bay giám sát trên không phận Kaliningrad.
Nga khẳng định sự điều chỉnh này không vi phạm Hiệp ước Bầu trời mở.