(NÓNG TUẦN QUA) G7 ứng phó Trung Quốc; lãnh đạo Nga-Mỹ sẵn sàng gặp mặt
- Tổng thống Putin sẵn sàng bàn giao tội phạm mạng sang Mỹ
- Trung Quốc cảnh báo G7 không thống trị thế giới
- Điểm nhấn của Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm nay là gì?
Lãnh đạo G7 nhóm họp trực tiếp ở Anh. Ảnh: Reuters |
G7 tập trung ứng phó Trung Quốc
Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra từ 11 đến 13/6 ở Anh là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo các nước đồng minh gần cận kể từ khi ông nhậm chức cách đây gần nửa năm. Tại đây, lãnh đạo G7 nhiều thời gian thảo luận cách thức ứng phó tầm ảnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Theo CNN, Mỹ đã nêu sáng kiến "Tái xây dựng thế giới tốt hơn" (B3W), được thiết kế để cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Xem chi tiết tại đây
WHO hối thúc Trung Quốc hợp tác điều tra nguồn gốc COVID-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc hợp tác với cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19 và cho rằng các chuyên gia đã gặp khó khăn trong tiếp cận "dữ liệu thô" về COVID-19. "Chúng ta cần sự hợp tác từ phía Trung Quốc... Chúng ta cần sự minh bạch để hiểu hoặc tìm ra nguồn gốc của loại virus này", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu với báo giới sau khi dự trực tuyến một nội dung của hội nghị thượng đỉnh G7. Xem chi tiết tại đây
Khoảng 60 triệu liều vaccine Johnson & Johnson bị loại bỏ
Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 11/6 đã yêu cầu loại bỏ hàng triệu liều vaccine COVID-19 của hãng Johnson & Johnson, được sản xuất tại một nhà máy đang gặp vấn đề ở thành phố Baltimore, bang Maryland, theo Reuters. Truyền thông Mỹ sau đó ước tính số liều vaccine bị loại bỏ lên đến 60 triệu, tức đủ cho một quốc gia có dân số trung bình. Xem chi tiết tại đây
Nga-Mỹ bắn tín hiệu trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh
Giới chức hai nước Nga-Mỹ tuần qua tiếp tục hoàn tất chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Joe Biden, trong bối cảnh quan hệ song phương được cả hai bên thừa nhận đang trong giai đoạn tồi tệ nhất nhiều thập kỉ, trong đó vấn đề an ninh mạng là một trong những mâu thuẫn chủ chốt. Xem chi tiết tại đây
Sáng cửa cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
Hãng tin Iran MEHR ngày 9/6 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, trưởng phái đoàn đàm phán của Nga ở Vienna, Áo, khẳng định đã không có bất đồng lớn nào phát sinh giữa Mỹ và Iran trong tiến trình đàm phán cứu vãn thoả thuận hạt nhân 2015. Ông Ryabkov cũng tiết lộ, các bên sẽ sớm nối lại vòng đàm phán kế tiếp để thống nhất văn kiện cuối cùng, tức thoả thuận có thể đưa Mỹ trở lại thoả thuận và buộc Iran tái tuân thủ các cam kết hạt nhân. Xem chi tiết tại đây
Tổng Thư ký Liên hợp quốc tái đắc cử
Reuters ngày 8/6 cho biết Hội đồng Bảo an LHQ đã nhóm họp và thông qua một nghị quyết kiến nghị Đại hội đồng LHQ bổ nhiệm ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký LHQ đương nhiệm, tiếp tục nắm giữ vị trí lãnh đạo cơ quan LHQ đến hết năm 2026. Đại Hội đồng LHQ sẽ nhóm họp vào ngày 18/6 tới phê chuẩn quyết định tái bổ nhiệm Tổng Thư ký Guterres, sự kiện được cho là chỉ mang tính nghi thức. Tại Hội đồng Bảo an, ông Guterres nhận được sự tín nhiệm cao. Xem chi tiết tại đây
Hơn 90 chính trị gia Mexico bị giết trước bầu cử
Hàng triệu cử tri Mexico ngày 6/6 tiến hành bầu chọn 500 nghị sĩ Hạ viện, 15 trong số 32 thống đốc bang, gần 2.000 thị trưởng và 17.000 quan chức địa phương, trong kì bầu cử được Tổng thống Lopez Obrador đặt kì vọng có thể giúp mở ra chương mới cho đất nước, theo Reuters. Tuy nhiên, cuộc bầu cử lần này tại Mexico đã hứng chịu làn sóng bạo lực nghiêm trọng kể từ khi quá trình vận động tranh cử bắt đầu tháng 9/2020, với hơn 90 chính trị gia bị sát hại. Xem chi tiết tại đây