Mỹ lên kế hoạch rút bớt gần 10.000 binh sĩ tại Đức
- Biểu tình quá dữ đội, Mỹ huy động hàng ngàn binh sĩ đến thủ đô Washington DC
- Binh sĩ Mỹ giao tranh ác liệt với quân đội Syria
- Nhiều binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan, nghi do đạn của đồng minh
Động thái này sẽ làm giảm số lượng lính Mỹ đồn trú ở Đức xuống còn 25.000, từ mức 34.500 hiện tại.
Vị quan chức giấu tên cho biết động thái này là kết quả sau nhiều tháng làm việc của Tướng Mark Milley, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, và không liên quan gì đến căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã từ chối lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 mà ông Trump dự kiến tổ chức theo hình thức trực tiếp tại thủ đô Washington trong tháng này.
Các quân nhân Mỹ tại Đức. (Ảnh: Getty) |
Theo một quan chức quân đội cấp cao khác của Mỹ, 9.500 binh sĩ sau khi rút khỏi Đức sẽ được điều đi nơi khác, một số tới Ba Lan, một số tới các nước đồng minh, trong khi số còn lại sẽ trở về nước.
Vị quan chức này cho biết việc giảm số lượng lính Mỹ tại Đức là do tổng mức chi tiêu quốc phòng của liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu tăng lên.
Nguồn tin của Reuters tiết lộ thêm, sự thay đổi này đã được nêu trong một bản ghi nhớ được ký gần đây bởi cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien của ông Trump.
Mỹ sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch này từ tháng 9 và hiện tại chỉ là thực hiện từng phần trong đó.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jack Reed, thành viên thuộc Quân uỷ Thượng viện Mỹ cho biết hành động này là "ti tiện và phi lý".
Về phần mình, chuyên gia Andrew Weiss thuộc Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế có trụ sở tại Mỹ nhận định động thái này là "món quà lớn" dành cho Nga.
Dù khẳng định không phát đi thông báo nào, nhưng Nhà Trắng nói ông Trump vẫn đang "liên tục đánh giá lại tình hình tốt nhất cho lực lượng quân đội Mỹ".
Trong thông cáo, người phát ngôn Hội đồng Bảo an Quốc gia Nhà Trắng John Ullyot cho biết Mỹ vẫn cam kết duy trì hợp tác với Đức về quốc phòng và các vấn đề khác.
Việc Mỹ rút quân khỏi Đức là diễn biến mới nhất trong mối quan hệ đang xấu đi giữa Berlin và Washington, vốn đã bị căng thẳng trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Tổng thống Mỹ đã gây sức ép với Đức về việc phải tăng chi tiêu quốc phòng và cáo buộc Berlin là một "tù nhân"của Nga do sự lệ thuộc vào năng lượng.