Mỹ chốt lịch rút khỏi INF, đóng cửa đối thoại với Nga
- Nga tiết lộ lý do khiến đàm phán cứu vãn INF đổ bể
- Nga doạ ngắm bắn tên lửa Mỹ ở châu Âu nếu INF đổ vỡ
- Nga gợi ý đưa thêm nước thứ ba để cứu hiệp ước INF
"Gần như ngay lập tức sau tuyên bố, Mỹ đã xác nhận với chúng tôi thông qua các kênh ngoại giao về ý định rời khỏi hiệp ước INF. Họ giải thích bước đi này không phải lời mời đối thoại mà là quyết định cuối cùng", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 23-1 thông báo, TASS đưa tin.
Sĩ quan Nga lắp tên lửa lên bệ phóng trong một cuộc tập trận. Ảnh: RT |
Ông Ryabkov khẳng định Nga sẵn sàng minh bạch hoàn toàn trong vấn đề INF, song kêu gọi phía Mỹ cũng hành động tương tự. Nhà ngoại giao cấp cao của Nga nhấn mạnh, INF cần được duy trì và số phận thỏa thuận này hiện tùy thuộc vào Mỹ.
Mỹ năm ngoái tuyên bố sắp rút khỏi INF ký với Liên Xô (cũ) năm 1987, nay là Nga, về việc loại bỏ các tên lửa tầm đạn đạo trung và tầm ngắn tầm bắn 500-5.500km, với cáo buộc rằng Nga đang phát triển tên lửa Novator 9M729 có tầm bắn vi phạm INF.
Nga bác bỏ cáo buộc này. Hôm 15-1, tại Geneva, Thụy Sĩ, hai bên tiến hành tham vấn cứu vãn Hiệp ước INF theo đề xuất của Nga. Sau cuộc gặp, hai bên thông báo chưa đạt được tiến triển nào đáng kể và đổ lỗi cho nước kia.
Ông Ryabkov tiết lộ, trong mọi cuộc trao đổi gần nhất, Mỹ đều đòi Nga phải tiêu hủy toàn bộ tên lửa 9M729 mà Moscow mới triển khai một cách "toàn diện, có kiểm chứng" và cử chuyên gia tới phân tích hoạt động chế tạo tên lửa của Nga. Tuy nhiên, Nga không thể chấp nhận yêu cầu trên vì lí do bí mật quân sự.
Liên quan đến tầm bắn của tên lửa gây tranh cãi 9M729, Tướng Mikhail Matveyevsky, Tư lệnh lực lượng tên lửa và pháo binh Nga, khẳng định tầm bắn của hệ thống tên lửa 9M729 nằm trong quy định của hiệp ước INF với tầm bắn tối đa là 480km, nhỏ hơn nhiều mức 500-5.500km.