Lo ngại cho dân thường khi quân IS chặn đứng quân đội Iraq tại Falluja
- 11 người chết trong vụ tấn công nhà máy khí đốt tại Iraq
- IS sử dụng vũ khí hoá học tại Iraq
- Đánh bom liên tiếp tại Iraq, 40 người thương vong
Cuộc tấn công của quân đội Iraq vào Falluja được kỳ vọng là một trong những trận đánh lớn nhất chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, với sự hậu thuẫn của các cường quốc thế giới trong đó có Hoa Kỳ và Iran thì đây được xác định là trận đánh giành lại quyền kiểm soát thành phố lớn đầu tiên của Iraq rơi vào tay IS hồi năm 2014.
Những người dân thoát khỏi cuộc đụng độ tại Falluja đang tập trung ở thị trấn Garma |
Một tuần sau khi Baghdad tuyên bố bắt đầu các cuộc tấn công, quân đội Iraq đã triển khai số lượng lớn quân vào thành phố lần đầu vào hôm thứ Hai (30-5), dàn quân khắp vùng nông thôn phía Nam. Baghdad mô tả cuộc tấn công là để chiếm lại thành phố như một bước ngoặt tiềm năng trong chiến dịch do Mỹ hậu thuẫn nhằm đánh bại các chiến binh Hồi giáo dòng Sunni cực kỳ ngoan cố, những kẻ cai trị một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria.
Cuộc tấn công của quân đội Iraq vào Falluja bị chặn đứng bởi quân IS |
Falluja là nơi quân đội Mỹ đã tiến hành những trận đánh lớn nhất của họ từ năm 2003 đến 2011 chống lại những kẻ tiền thân của IS, đây cũng là pháo đài gần Baghdad nhất của các chiến binh. Căn cứ này được cho là nơi tiến hành một chiến dịch của các vụ đánh bom liều chết vào thủ đô khi nó chỉ cách Baghdad chưa đến một giờ lái xe.
Nếu giành lại được Falluja thì đây là lần đầu tiên trong hơn 2 năm chính phủ giành được quyền kiểm soát các trung tâm dân cư chính trong thung lũng màu mỡ bên dòng sông Euphrates, phía Tây thủ đô. Nhưng cuộc tấn công cũng là bài thuốc thử cho khả năng của quân đội Iraq trong việc chiếm giữ vùng lãnh thổ cùng với đó là việc bảo vệ người dân. Mặc dù hầu hết dân số Falluja đều đã trốn chạy sang nơi khác trong suốt 6 tháng xảy ra giao tranh, nhưng 50 nghìn người vẫn còn mắc kẹt trong thành phố với sự thiếu thốn lương thực, nước uống và chăm sóc y tế.
Jan Egeland, Tổng thư ký Hội đồng tị nạn Na Uy đã nói: “Các bên tham chiến phải đảm bảo cho dân thường được thoát ra an toàn ngay trước khi quá muộn và thêm nhiều mạng sống bị cướp đi.”
Liên Hiệp Quốc cho biết đã có nhiều báo cáo về việc các chiến binh đang dùng hàng trăm gia đình làm lá chắn sống tại trung tâm thành phố, một chiến thuật mà chúng đã sử dụng ở nhiều địa điểm khác tại Iraq. Báo cáo cũng cho biết đã có 3.700 người trốn thoát khỏi thành phố trong tuần qua. Nữ phát ngôn viên của Cơ quan tị nạn LHQ (UNHCR), Ariane Rummery cho biết: “Hầu hết những người trốn thoát đều từ các vùng ngoại ô của Falluja. Những người còn lại đang bị quân IS bắt di chuyển trong thành phố.”.