COVID-19 "giúp" Trung Quốc sớm soán ngôi nền kinh tế hàng đầu thế giới của Mỹ
- 8 quốc gia châu Âu báo cáo người nhiễm chủng mới COVID-19
- Thế giới hơn 80 triệu ca COVID-19, châu Á hoang mang vì chủng virus mới
- Phát hiện ca biến thể COVID-19 mới đầu tiên tại Singapore
Xe cộ xếp hàng dài trên đường phố Trung Quốc. Ảnh: INT |
"Trong một số thời điểm, chủ đề bao trùm của kinh tế toàn cầu là cuộc cạnh tranh kinh tế và quyền lực mềm giữa Mỹ và Trung Quốc", báo cáo nêu. "Đại dịch COVID-19 và thảm họa kinh tế tương ứng khiến cuộc cạnh tranh này có lợi hơn cho Trung Quốc".
CEBR cho biết Trung Quốc "quản lý khéo léo đại dịch" nhờ các biện pháp phong toả nghiêm ngặt từ sớm, hạn chế được tác động xấu đến kinh tế của COVID-19.
Hiệu quả từ các hoạt động kinh tế của Trung Quốc cũng đang được cải thiện. Nền kinh tế nước này có thể tăng trưởng trung bình 5,7% mỗi năm từ 2021-2025 trước khi giảm xuống mức 4,5% một năm từ 2026-2030.
Mặc dù Mỹ có khả năng sẽ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch vào năm 2021, nhưng tốc độ tăng trưởng của nước này sẽ chậm lại xuống 1,9% mỗi năm từ 2022-2024, và sau đó duy trì ở mức 1,6%, thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc, CEBR nêu.
Cũng theo CEBR, Nhật Bản sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cho đến đầu những năm 2030 trước khi bị Ấn Độ vượt mặt. Sự vươn lên của Ấn Độ cũng sẽ đẩy Đức xuống từ nền kinh tế thứ tư xuống thứ năm toàn cầu; và Anh xuống vị trí thứ sáu.
COVID-19, khởi phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc cuối năm ngoái, trở thành đại dịch toàn cầu có ảnh hưởng nặng nề nhất về người và của với nhân loại trong nhiều thập kỷ liên tiếp. Đến 17h chiều 26/12 (giờ Hà Nội), toàn thế giới ghi nhận gần 80,3 triệu ca COVID-19, trong đó Mỹ có 19,2 triệu ca, Trung Quốc báo cáo gần 87.000 ca.