Việt Nam tăng cường tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ
- Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam xuất quân đợt hai làm nhiệm vụ tại Nam Sudan
- Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam không vận tới Nam Sudan bằng C-17
- Những 'bóng hồng' Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ
- Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ tại Nam Sudan
- Ra mắt Tổ liên ngành tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hiệp quốc
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Hội thảo. |
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngài Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam kiêm Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam chủ trì Hội thảo; đồng chủ trì các phiên thảo luận có Ngài Daniel Kritenbrink, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; Ngài Gareth Ward, Đại sứ Anh tại Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có Đại sứ từ Austalia, Bỉ, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Liên bang Nga cùng nhiều Phó Đại sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực, Tham tán Công sứ các Đại sứ quán.
Với 3 chủ đề chính: Kế hoạch và những ưu tiên của Việt Nam trong hoạt động GGHB LHQ; xây dựng năng lực cho Trung tâm huấn luyện của Cục GGHB Việt Nam và Hỗ trợ sự triển khai bền vững của Việt Nam, hội thảo được tổ chức nhằm xác định phương pháp, nội dung, lộ trình hợp tác phù hợp, góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực tham gia hoạt động GGHB LHQ, xây dựng Cục GGHB Việt Nam thành Trung tâm đào tạo, huấn luyện ở khu vực và quốc tế về lĩnh vực GGHB LHQ.
Ngài Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam kiêm Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam. |
Phát biểu tại Hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: "Việt Nam đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, chúng tôi hiểu thế nào là hậu quả của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Vì vậy Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ vừa là đóng góp công sức của Việt Nam cho hòa bình của thế giới những cũng là vừa củng cố hòa bình, ổn định trên chính đất nước mình".
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết, Việt Nam còn rất mới mẻ trong hoạt động này. Chính vì vậy, bên cạnh những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam, Việt Nam rất cần sự hợp tác, hỗ trợ từ quốc tế, trước hết là từ LHQ và sau đó là của các nước đối tác. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng bày tỏ hy vọng về một sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, không chỉ là Việt Nam tiếp nhận sự hỗ trợ từ các nước mà mong muốn trong tương lai không xa, Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực của mình với các quốc gia khác.
Đại tá Trần Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, cũng trình bày ngắn gọn nhiều nội dung về hoạt động và nỗ lực GGHB của Việt Nam trong thời gian qua cũng như một số định hướng trong thời gian tới.
Trong giai đoạn 2012-2014, Việt Nam đã chuẩn bị các cơ sở pháp lý, như điều chỉnh Hiến pháp, để tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Giai đoạn 2014-2020, Việt Nam đã và sẽ mở rộng các lực lượng tham gia, bắt đầu bằng hình thức cá nhân, từ 2 sĩ quan được triển khai tại Phái bộ Nam Sudan vào tháng 6-2014.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. |
Đến nay, Việt Nam đã triển khai được 29 sĩ quan tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan và CH Trung Phi, trong đó có một nữ sĩ quan. Tất cả đều được Phái bộ và LHQ đánh giá cao, đáp ứng tốt các yêu cầu công việc tại Phái bộ trên nhiều nhiệm vụ như sĩ quan tham mưu, sĩ quan liên lạc, sĩ quan thông tin tình báo hay quan sát viên quân sự…
Tháng 10-2018, Việt Nam lần đầu tiên triển khai thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 để thay thế cho Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Anh tại Nam Sudan. Trong suốt hơn một tháng hoạt động vừa qua, chúng tôi đã nhận được những phản hồi rất tích cực về năng lực chuyên môn, khả năng đối ngoại và phối hợp trong môi trường đa quốc gia.
Dự kiến trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nghiên cứu và xem xét khả năng để tham gia ở hình thức sâu hơn, rộng hơn vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, cả về số lượng lẫn hình thức. Trong đó có nghiên cứu đến hình thức đội Công binh, Cảnh sát, Quân cảnh, lực lượng dân sự hay vận tải đường không. Dự kiến, đội Công binh đầu tiên sẽ được triển khai đến Nam Sudan vào năm 2020.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, cả về hạ tầng, trang bị, con người và thể chế; sự thiếu hụt về năng lực, kinh nghiệm, năng lực chỉ huy, điều hành và cả vấn đề năng lực ngôn ngữ.