CMCN 4.0 có thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm 28,5 tỷ - 62,1 tỷ USD
Nếu so với kịch bản chỉ có cải cách kinh tế (không thực hiện CMCN 4.0) thì CMCN 4.0 có thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm 28,5 tỷ - 62,1 tỷ USD, tương đương mức tăng GDP từ 7 - 16%/năm đến năm 2030, tùy theo từng kịch bản (cao, trung bình, thấp). GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 315-640 USD người vào năm 2030 nhờ tăng năng suất và tăng việc làm.
- Sẽ có 8-16 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi CMCN 4.0
- Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0
- Mô hình Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đòn bẩy trong phát triển CMCN 4.0
- Các doanh nghiệp Việt Nam đón chờ CMCN 4.0 một cách tích cực
- CMCN 4.0 là cách mạng về con người, về giáo dục
- Áp dụng CMCN 4.0 để giảm tải TNGT
- Cơ hội nào cho Việt Nam trong CMCN 4.0?
Tại Diễn đàn “Cách mạng công nghiệp 4.0: Kinh nghiệm quốc tế và chính sách của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 27-11, TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh, Việt Nam là một nước thu nhập trung bình thấp, đang nỗ lực thực hiện công nghiệp hóa, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Khoa học công nghệ luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần sớm tiếp cận và có chính sách thúc đẩy Việt Nam tham gia CMCN 4.0.
Theo CIEM, các ngành công nghiệp mới của CMCN 4.0 sẽ là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam; đồng thời, hỗ trợ các ngành khác nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và phát triển các dịch vụ mới. Theo đó, các ngành hưởng lợi nhiều nhất là chế biến, chế tạo, thương mại, bán lẻ, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Đặc biệt, nếu so với kịch bản chỉ có cải cách kinh tế (không thực hiện CMCN 4.0) thì CMCN 4.0 có thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm 28,5 tỷ - 62,1 tỷ USD, tương đương mức tăng GDP từ 7 - 16%/năm đến năm 2030, tùy theo từng kịch bản (cao, trung bình, thấp). GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 315-640 USD người vào năm 2030 nhờ tăng năng suất và tăng việc làm.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chiến lược CMCN 4.0 và đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0. |
Theo đó, để tận dụng cơ hội từ cuộc CMCN 4.0, cần rà soát, sửa đổi thể chế quản lý kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trên nền tảng số, tạo không gian thể chế cho các thử nghiệm công nghệ; đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế cho các ngành công nghiệp mới xuất hiện; nâng cao chất lượng pháp luật và thi hành phát luật về bảo vệ sở hữu trí tuệ để khuyến khích đổi mới sáng tạo…
Ông Đinh Quang Trung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng, cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm trọng điểm về công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông có tính chất chiến lược, tạo nền tảng, tác động lan tỏa; đồng thời, giám sát, cảnh bảo và hướng dẫn xử lý mối đe dọa, nguy cơ an toàn thông tin; nghiên cứu đảm bảo an toàn thông tin đối với các lĩnh vực có phát sinh các thách thức mới.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chiến lược CMCN 4.0 và đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0.