CMCN 4.0 là cách mạng về con người, về giáo dục

Thứ Năm, 13/09/2018, 11:23

Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố sáng 13-9, 65% trẻ em đang học tiểu học ngày nay sẽ làm những công việc mà hiện nay chưa có. Và trong vòng 10 năm tới, 1/3 trong tổng số các công việc hiện nay không còn cần thiết hoặc bị thay thế. 

Nhà trường phải kết hợp với doanh nghiệp

Tại phiên thảo luận về Tương lai việc làm trong ASEAN diễn ra sáng nay với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đại biểu các nước đã bày tỏ những quan ngại về việc mở rộng việc làm cũng như thế hệ lao động mới của khu vực trong thời đại 4.0.

Nhìn từ góc độ của chính phủ Việt Nam để tìm ra thách thức và cơ hội về việc làm trong tương lai, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay: “Theo khảo sát tại Việt Nam thì người dân, đặc biệt là giới trẻ rất lạc quan về cáchmạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Đây là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, ở góc độ là những nhà họach định chính sách thì chúng ta còn phải nghĩ nhiều hơn tới các thách thức bởi lẽ CMCN 4.0 sẽ mang đến những nghề nghiệp mới và những nghề cũ sẽ bị thay thế. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ quan điểm về việc làm trong tương lai tại phiên thảo luận.  

Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước có tỉ trọng lớn trong ngành dệt may, da giày, hay những công việc cho nữ giới tại các nhà máy. Việt Nam cũng còn có tới 38% dân số làm trong ngành nông nghiệp. Chúng tôi không chỉ cósự chuyển đổi về nhân công trong các ngành công nghiệp, dịch vụ mà còn chuyển đổi cho những người trong khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ”.

Vì thế, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để đối phó với thách thức mới về việc làm, người lao động phải đẩy mạnh học tập suốt đời, học tập cả cho người lớn chứ không chỉ ở trẻ con và thanh niên. “Cuộc cách mạng này đem lại cơ hội cho tất cả nên chúng ta cũng phải giúp những người cao tuổi nắm bắt được công nghệ. Giáo dục phổ thông của ViệtNam cũng cần phải đổi mới. Đào tạo lao động cũng phải chuyển đổi để thích ứng.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, bà Vivian Lau, Chủ tịch JA châu Á-Thái Bình Dương, Hong Kong SAR cho biết: “Chúng tôi có chương trình làm quen với công việc, tiếp cận với công việc ngoài lý thuyết đã học. Trong tương lai, chúng ta càng giúp con cháu gắn kết với tương lai sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các trường để tìm các sinh viêncó năng lực, kỹ năng tốt”. 

Theo bà Vivian Lau, hệ thống giáo dục ASEAN chủ yếu chú trọng kỹ năng cho người lao động vào thị trường lao động. Nhưng trong CMCN 4.0, điều quan trọng hơn là cần cho họ có khả năng chuẩn bị tốt hơn cho tương laivới chương trình thực tập, kiến tập ứng dụng tư duy mới. Việc này không thể làm đơn lẻ trong một vài trường mà cần mô hình quy mô rộng hơn, giúp người dân biết được công việc và đảm bảo độ phù hợp với việc làm trong tương lai, thúc đẩy sự chuyển tiếp và thích ứng. 

“Mỹ làm rất tốt vấn đề này. Năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm thay đổi nhiều về việc làm, nhiều việc không còn tồn tại. Do đó, sự linh hoat là cực kỳ quan trọng giúp họ thích ứng và chuyển đổi chính bản thân”, bà Vivian Lau đưa ra ví dụ.  

Các đại biểu quốc tế tại phiên thảo luận "Tương lai việc làm tại ASEAN". 

Đồng quan điểm này, bà Francesca Chia, người đồng sáng lập tổ GoGet ở Malaysia nói: “Các tổ chức doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều ý tưởng mới trong giáo dục. Chúng ta cần có những trung tâm trang bị kỹ năng  đổi mới sáng tạo. Nhiều người sẵn sàng, mong muốn tham gia vào kinh tế số, tạo việc làm. Vàvai trò của chính phủ là đẩy mạnh, thúc đẩy nghề nghiệp trong tương lai. 

Nhất quán học tập suốt đời trong khu vực

Nhìntừ chiều dài lịch sử thì cuộc CMCN nào cũng mang đến cái mới và sự thịnh vượng cho người dân. CMCN 4.0 cũng không nằm ngoài mục đích đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn thế giới. Nhưngbản chất CMCN4.0 là cuộc cách mạng của con người, cách mạng về giáo dục. ÔngIan Lee, Giám đốc vùng châu Á-Thái Bình Dương của Adecco, Singapore khẳng định, phải có sự nhất quán về học tập suốt đời trong toàn bộ khu vực Thái Bình Dương và ASEAN. Từ góc độ khu vực, sự thay đổi là không thể tránh khỏi trong tương lai. 10 năm tới hình dung việc làm ra sao sẽ rất khó cho tất cả mọi người. 

“Các bậc phụ huynh cần chuẩn bị cho con cái thích ứng với sự thay đổi của tương lai. Các bậc phụ huynh cũng cần có tư duy mới, mở hơn để thúc đẩy tư duy con cái, khoa học công nghệ, kỹ thuật và toán, trong công nghệ thông tin, các kỹ năng mềm. Trong khu vực châu Á, mặt bằng dân số không đồng đều như Việt Nam là dân số trẻ, Nhật Bản dân số già hoá thì theo thời gian, nghề nghiệp của con người sẽ có nhiều sự thay đổi và cần có sự thích ứng”, ông Ian Lee nhận định.

Cũng theo các đại biểu, có một số quan ngại về giới trẻ không có sự chuẩn bị tốt cho tương lainhưng không ai có thể trở thành bậc thầy trong tất cả mọi lĩnh vực, cũng không ai dự doán được tương lai. Do đó, cần tạo ra nền tảngđể tiến hóa, tập hợp thanh niên giải quyết một số vấn đề mà người già đang đối mặt. 

Thêm vào đó, cũng cần có sự phối hợp giữa các chủ thể khác nhau, để có sự minh bạch càng nhiều càng tốt. Các tổ chức xã hội dân sự có thể lấp khoảng trống, giúp giáo dục phát huy vai trò học tập suốt đời. Nếu tất cả mọi người có sự chuẩn bị cho việc làm trong tương lai, tự đứng bằng đôi chân mình, học tập tự học và học lại tất cả các kỹ năng mới cần thiết cho công việc… thì họ sẽphát huy tốt CMCN4.0.

Hiện nay ở khu vực châu Á, ngày càng có nhiều quốc gia chú trọng đầu tư ngân sách để phát triển cho tương lai như Nhật Bản dành 3% ngân sách cònTrung Quốc là 4%. 

H.Chi - L.Đan
.
.
.