Ai tiếp tay cho đối tượng làm giả hồ sơ thương binh?
Có hay không sự cấu kết với các cán bộ có thẩm quyền để làm giả hồ sơ thương binh?và nếu có thì ai đã tiếp tay cho các đối tượng này cần phải được làm rõ? Tại sao các vi phạm nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài và với số lượng lớn như vậy nhưng cấp cơ sở ở nhiều nơi không phát hiện được”?.
- Khởi tố vụ án làm giả hồ sơ thương binh để nhận tiền chính sách
- Khởi tố vụ án đường dây làm giả hồ sơ thương binh để chiếm đoạt tiền của Nhà nước
- Buộc thôi việc 2 "quan" xã làm giả hồ sơ thương binh
Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) nhất mạnh đến vấn đề trục lợi chính sách, khai man, làm giả hồ sơ thương binh bị được phát hiện tại nhiều tỉnh, thành phố, làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của những người có công và thân nhân của những người có công.
Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ |
Lấy dẫn chứng báo cáo của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thì đến tháng 4 năm 2017, kết quả thanh tra tại 5 quân khu và 29 địa phương đã phát hiện 1.800 hồ sơ giả mạo, việc làm giả hồ sơ thương binh ở một số nơi diễn ra khá công khai, trắng trợn, gây bức xúc cho dư luận.
Có những đối tượng bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông nhưng cũng đi giám định để hưởng chế độ với người có công… Trong khi đó, thực tế còn rất nhiều trường hợp người có công nhưng vì những nguyên nhân khách quan, do không còn giấy tờ gốc và người làm chứng nên chưa được công nhận thương binh.
Đại biểu Thuỷ đặt câu hỏi “Tại sao quy trình xác nhận thương binh rất chặt chẽ, phải trải qua nhiều khâu và nhiều cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhưng vẫn có đến hàng trăm hồ sơ giả mạo trót lọt. Có hay không sự cấu kết với các cán bộ có thẩm quyền và nếu có thì ai đã tiếp tay cho các đối tượng này cần phải được làm rõ? Tại sao các vi phạm nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài và với số lượng lớn như vậy nhưng cấp cơ sở ở nhiều nơi không phát hiện được”?.
Nhắc lại thực tế xử lý các vụ án, vụ việc thời gian qua, đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ cho biết đã có sự bắt tay chặt chẽ giữa các cán bộ làm chính sách với các đối tượng bên ngoài. Trong đó có những hành vi tiếp tay cấu kết rất nghiêm trọng như: kết nối với các đối tượng bên ngoài để hình thành đường dây chạy chế độ thương binh, tự ý bổ sung thêm tên của các đối tượng bên ngoài vào danh sách thương bệnh binh để được hưởng chế độ đi giám định thương tật, cấp khống biên bản giám định thương tật hoặc nâng tỷ lệ giám định thương tật lên gấp nhiều lần so với thực tế.
Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần tiếp tục làm chặt chẽ hơn nữa công tác thanh tra để phát hiện triệt để các trường hợp này; từ các trường hợp khai man, giả mạo phát hiện trong thời gian vừa qua đề nghị cần làm rõ nguyên nhân.
Nếu nguyên nhân là do khách quan thì cần tổng hợp đầy đủ các dạng hành vi, thủ đoạn làm giả để phổ biến, quán triệt trong toàn thể cán bộ được giao trách nhiệm này. Còn nếu nguyên nhân là do chủ quan, do cố ý vụ lợi thì cần phải xử lý nghiêm.