Sản xuất bột mì gây ô nhiễm môi trường
- Chế biến tinh bột mì gây ô nhiễm nặng
- Nghệ An: Phát hiện 10 tấn bột mì không rõ nguồn gốc
- Nhà máy Tin bột mì Thành Vũ (Đắk Lắk) gây ô nhiễm môi trường
Theo UBND xã Hoài Hảo, toàn xã hiện có 145 cơ sở làm nghề sản xuất, chế biến tinh bột mì; tập trung chủ yếu ở thôn Tấn Thành 1, Tấn Thành 2, Phụng Du 1 và Phụng Du 2. Mỗi ngày, một hộ chế biến khoảng 300kg mì tươi; tạo ra khoảng vài chục kg bột mì tinh nhất. Cá biệt, có hộ đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua sắm máy móc, phục vụ chế biến với công suất hàng chục tấn mì tươi/ngày.
Do đó, mỗi ngày các cơ sở chế biến tinh bột mì xả ra một khối lượng nước thải rất lớn, trong khi hầu hết các cơ sở chế biến đều không có hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn; chủ yếu thải xả trực tiếp ra môi trường. Nước thải có màu trắng đục sớm chuyển hóa thành mùi hôi thối đến nhức óc, tích tụ lâu ngày tạo nên những ao nước đen ngòm, gây ô nhiễm nguồn nước giếng sinh hoạt và ô nhiễm không khí rất nặng.
Nhiều năm qua, hoạt động sản xuất tinh bột mì ở Hoài Hảo đã làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. |
Thôn Tấn Thành 2 - là một trong 4 địa phương ở xã Hoài Hảo - đang gánh chịu hệ luỵ ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất tinh bột mì. Hằng ngày, nhiều người dân ở đây phải hứng chịu không khí ô nhiễm, mùi nước thải bốc lên nồng nặc, hôi thối, nhất là vào thời điểm chính vụ (bắt đầu tháng 8 âm lịch đến sau Tết Nguyên đán).
Giếng nước của nhiều hộ dân ở thôn Tấn Thành 2 bị ô nhiễm, không còn sử dụng được. Nhiều gia đình phải mua nước lọc về uống hoặc phải đến các giếng ở xa không bị ô nhiễm để xin nước về nấu ăn. Đáng ngại, kết quả kiểm tra của Sở TN-MT mới đây cho thấy, trong nước thải sản xuất bột mì ở Hoài Hảo có lượng độc tố cyanua rất lớn. Mức độ ô nhiễm tại đây vượt mức cho phép trên 5.000 lần.
Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND xã Hoài Hảo, cho biết: “Trong tháng 1-2016, địa phương tổ chức kiểm tra đồng loạt 145 cơ sở sản xuất tinh bột mì ở địa phương, kiên quyết đình chỉ hoạt động và kiến nghị UBND huyện rút giấy phép đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường”.
Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, thời gian qua, hoạt động chế biến tinh bột mì của các cơ sở đóng ở xã Hoài Hảo chưa có hồ sơ môi trường và vẫn xả nước thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường. Huyện đã yêu cầu tất cả các cơ sở chế biến bột mì phải tạm dừng hoạt động kể từ ngày 15-1-2016 để khắc phục và lập hồ sơ môi trường đăng ký cơ quan có thẩm quyền xác nhận. “Trong quý I-2016, UBND xã Hoài Hảo phải hoàn thành khảo sát, tìm địa điểm phù hợp để quy hoạch khu sản xuất tinh bột mì tập trung và di dời các cơ sở này vào sản xuất”.