Phòng ngừa tội phạm bắt cóc trẻ em
- Đi tìm sự thật vụ bắt cóc trẻ em ở tỉnh Quảng Ngãi
- Bắt cóc trẻ em nhằm đòi nợ 3 triệu đồng
- Ngăn chặn tội phạm bắt cóc trẻ em ở Hà Giang
- Bắt cóc trẻ em đòi chuộc 200 lượng vàng
- Hành trình truy bắt “mẹ mìn” bắt cóc trẻ em theo “đơn đặt hàng”
* Không thể chủ quan
Mới đây một công trình nghiên cứu khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết, mỗi năm có khoảng gần 20.000 vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em, trong đó, có nhiều vụ bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản. Mặc dù số vụ bắt cóc trẻ em không nhiều, tuy nhiên tính chất các vụ việc ngày càng nghiêm trọng, với nhiều thủ đoạn tinh vi.
Gần đây nhất, ngày 18-3, chị Nguyễn Thị Bé Hai, 35 tuổi ở quận Tân Bình, TP HCM trong khi đang đưa con đi bộ trên đường Âu Cơ thì có 2 thanh niên giả vờ dừng xe hỏi thăm đường, sau đó giằng bé trai 5 tuổi con chị định lên xe bỏ chạy.
May mắn là chị Hai đã cảnh giác, ôm được con và hô hoán, khiến 2 đối tượng leo lên xe bỏ chạy. Tiếp đó, ngày 22-3, một bé gái lớp 3 (trường tiểu học Phù Đổng, Q.7) đã bị người phụ nữ lạ mặt dụ lên xe, chở đến một địa điểm cách trường khoảng 8km, cướp nữ trang của cô bé và bỏ đi. May mắn, cô bé nhớ được số gia đình nên sau đó tìm về được nhà.
Chị Nguyễn Thị Bé Hai và bé trai 5 tuổi suýt trở thành nạn nhân vụ bắt cóc. Ảnh: zing.vn |
Đầu năm 2015, có hai người đàn ông xưng là chú của một học sinh, đến trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội để đón cháu về gặp bố lần cuối vì bố cháu bị tai nạn giao thông đang hấp hối trong bệnh viện. Hai người được yêu cầu vào phòng giám thị ngồi chờ và phải xuất trình chứng minh thư cũng như chứng minh được đó là người nhà của học sinh trước khi đón cháu.
Nhưng khi thầy giáo xuống phòng giám thị thì không thấy hai người đàn ông đó đâu nữa. Cô giáo dạy nhạc đưa điện thoại cho học sinh gọi vào số của bố xem tình hình thì bố em cho hay không hề bị tai nạn vẫn đang ở cơ quan, không nhờ ai đến đón.
Năm 2015, dư luận cũng từng xôn xao trước vụ Cục CSHS Bộ Công an phối hợp giải cứu 12 cháu bé bị bán sang Trung Quốc. Hiện nay các cháu đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên "truy tìm" thân phận các cháu bé này đang là một điều khó khăn với các cơ quan chức năng. Chỉ biết, các cháu đều là nạn nhân của các vụ buôn người sang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)...
Thủ đoạn của đối tượng bắt cóc Theo các cơ quan an ninh cho biết :Phần lớn các vụ việc bắt cóc trẻ em thì mục đích của đối tượng không phải là để chiếm đoạt đứa trẻ mà là vật chất, tiền chuộc từ gia đình. Do đó, đối tượng thường sử dụng các thủ đoạn bao gồm: Thăm dò, nghiên cứu, tìm hiểu những gia đình có điều kiện về mặt kinh tế và đang có con nhỏ; Nghiên cứu quy luật sinh hoạt của những người lớn trong gia đình, nghiên cứu quy luật sinh hoạt, học tập của những đứa trẻ trong gia đình để tìm ra những sơ hở của người lớn trong việc quản lý trẻ nhỏ nhằm thực hiện hành vi bắt cóc. Các thủ đoạn được áp dụng thường là: Bí mật theo dõi, giám sát đứa trẻ trong lúc trẻ nhỏ chơi đùa tại công viên, trường học, trước cửa nhà... Khi nhận thấy sự xao lãng của người lớn trong việc quản lý, trông coi trẻ nhỏ, đối tượng sẽ thực hiện hành vi bắt cóc. Mua chuộc, dụ dỗ trẻ nhỏ. Nếu đứa trẻ nghe theo lời đối tượng, đi tới một địa điểm có khoảng cách xa so với tầm quản lý của người lớn, đối tượng sẽ thực hiện hành vi bắt cóc. |
* Phòng ngừa là quan trọng
Thượng tá Nguyễn Văn Tráng, Phó trưởng Phòng 6, Cục CSHS Bộ Công an chia sẻ: Để phòng ngừa loại tội phạm này, bên cạnh việc làm tốt công tác nghiệp vụ, tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân, thì nhà trường cần quán triệt với phụ huynh học sinh (đặc biệt đối với các trường tiểu học), có trách nhiệm đưa đón con khi đến trường và tan trường. Các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm, đưa đón con, đừng vì mải công việc quên đón, hoặc giao cho những người không ruột thịt trong gia đình đón, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trước được.
Lực lượng Công an trao trả cháu bé được giải cứu từ một vụ bắt cóc. |
Bên cạnh đó, sự lơ đãng và bất cẩn của người lớn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ việc bắt cóc trẻ em xảy ra trong thời gian gần đây. Theo các cơ quan điều tra, nhiều đối tượng đã lấy được thông tin của trẻ cũng như gia đình thông qua các trang mạng xã hội. Các phụ huynh cần phải cân nhắc những thông tin của trẻ nhỏ khi đưa lên mạng xã hội như tên trường, lớp, họ tên đầy đủ…
Bên cạnh đó, vấn đề trang bị cho trẻ những kỹ năng sống, tránh bị bắt cóc là vô cùng cần thiết. Quan tâm việc trang bị cho trẻ kỹ năng nhận diện và ứng phó trước những tình huống bất ngờ, nguy hiểm để trẻ có thể biết cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân khi không có người lớn bên cạnh.
Một trong những giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả con em chính là nên trang bị cho con những sản phẩm công nghệ tiên tiến để quản lý và bảo vệ con cái. Hiện nay, đồng hồ thông minh Kiddy cũng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con mình như một phương tiện bảo vệ hiệu quả. Ngoài chức năng đơn thuần là chiếc đồng hồ đeo tay để xem giờ, Kiddy còn có thể là chiếc điện thoại để liên lạc với gia đình.
Đồng hồ thông minh Kiddy có nhiều tính năng tiện dụng, an toàn để quản lý học sinh. |
Thiết bị thông minh này có gắn thiết bị định vị GPS , có thể giúp phụ huynh biết địa điểm hiện tại của con thông qua ứng dụng kết nối với điện thoại của bố mẹ, tự động báo cho bố mẹ các tình trạng khẩn cấp của con. Kiddy có thể hạn chế và kiểm soát được những số điện thoại con của mình có thể gọi đi bởi ứng dụng chỉ cho phép 6 kết nối đã cài đặt sẵn .