Triển khai các giải pháp nhằm hạn chế, đẩy lùi…tín dụng đen
- Quản lý chặt, xử lý nghiêm hoạt động “tín dụng đen”
- Tìm giải pháp hữu hiệu “trị” tín dụng đen
- Công an Cao Bằng đẩy mạnh đấu tranh với hoạt động “tín dụng đen” và cho vay nặng lãi
- Không để “tín dụng đen” hoạt động trên địa bàn
- Kiềm chế phạm pháp hình sự nhờ kiểm soát chặt “tín dụng đen”
Tham dự Hội có đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, MTTQ, Hội cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM, Liên đoàn Lao động; đại diện lãnh đạo UBND 5 tỉnh Tây Nguyên và 3 tỉnh lân cận gồm: Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi; lãnh đạo các NHNN, các TCTD trên địa bàn các tỉnh…
Ông Lê Minh Hưng, Uỷ viên TW Đảng, Thống đốc NHNN phát biểu tại hội nghị |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, trên cả nước, tình hình tín dụng đen diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội. Nguyên nhân là do điều kiện cuộc sống và nhu cầu cấp bách, người dân chưa lường hết được tác hại và vẫn đang tìm đến các hình thức cho vay nặng lãi, cùng với hoạt động của xã hội đen đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt.
Theo số liệu đưa ra tại hội nghị, qua tổng hợp báo cáo nhanh của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, ngành ngân hàng đã phối hợp theo đề nghị của cơ quan Công an, các sở, ban ngành, chính quyền địa phương tham gia xử lý 218 vụ việc liên quan đến tín dụng đen tại 16 tỉnh, thành phố với tổng số tiền là khoảng 117 tỷ đồng. Trong đó, 72 vụ việc đã xử lý, khởi tố 14 vụ, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 37 vụ.
Các đại biểu tham dự tại hội nghị |
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ tín dụng ngân hàng, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn.
Các hệ thống ngân hàng với mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp đến tận thôn bản, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cung cấp một lượng tín dụng đáng kể để phục vụ các nhu cầu đời sống chính đáng của người dân, góp phần tích cực vào việc đẩy lùi hoạt động của tín dụng đen.
Tính đến cuối tháng 12-2018, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 7.211.457 tỷ đồng (tăng 13,93%), trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 1,78 triệu tỷ đồng (tăng 21,4%). Toàn hệ thống có 78 tổ chức tín dụng tham gia cho vay phục vụ đời sống với dư nợ vay đạt khoảng 1.416.933 tỷ đồng, chiếm 19,65% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 29,38% so với thời điểm cuối năm 2017, trong đó dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn lên đến 78%.
Toàn cảnh hội nghị |
Riêng tại khu vực Tây Nguyên, đến cuối tháng 12-2018, huy động vốn của cả vùng đạt 149.214 tỷ đồng (tăng 9% so với năm 2017), đáp ứng 45,56% nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển của khu vực với dư nợ đạt gần 320 nghìn tỷ đồng (tăng 16,6% so với năm 2017), trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 194.208 tỷ đồng (tăng 39,35% so với cuối năm 2017), dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng đạt 42.282 tỷ đồng, tăng 4,5%.
Bên cạnh nguồn vốn tín dụng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang triển khai 19 chương trình tín dụng ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh oanh và tiêu dùng cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách với dư nợ tại khu vực Tây Nguyên đạt 16.353 tỷ đồng (chiếm 8,7% tổng dư nợ với gần 525 ngàn hộ gia đình đang còn dư nợ.)
Mặc dù hiện nay có đến 78 ngân hàng, công ty tài chính và hàng nghìn quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đầu tư tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng đối với người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, tình hình tín dụng đen vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và đời sống của người dân.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN trả lời báo chí bên lề hội nghị |
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã đưa ra nhiều giải pháp cũng như kiến nghị để nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng hoạt động tín dụng đen.
Công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ các đối tượng cho vay nặng lãi |
Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, để ngăn chặn, hạn chế hoạt động của tín dụng đen hiện nay, ngoài việc vào cuộc, đưa ra những giải pháp “căng cơ” của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì quan trọng nhất đó là sự chung tay vào cuộc của các tổ chức chính trị, các ban, ngành, đoàn thể các địa phương.
“Chúng ta đã nhận diện rõ tín dụng đen. Tín dụng đen thông thường gắn với hành vi xã hội đen khi thu nợ, lãi suất cắt cổ, bên cạnh đó có nhiều tín dụng ko chính thức (quan hệ dân sự giữa người vay và người cho vay..). Nhận diện được điều này, ngành Ngân hàng xác định làm thế nào để cho người dân có nhu cầu chính đáng, đột xuất, cấp thiết trong đời sống, sinh hoat của người dân, người dân có thể tiếp cận tín dụng chính thức. Khi tiếp cận được tín dụng chính thức thì người dân sẽ ko tìm đến tín dụng đen. Và như vậy tín dụng đen ko có cơ hội tiếp cận người dân, không còn đất để hoạt động”, ông Tú nói.
Lực lượng Công an Đắk Nông bắt giữ một nhóm hoạt động cho vay nặng lãi |
Cũng theo ông Tú, phía NHNN tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại mạnh dạn hơn trong cho vay. Trình Chính phủ có những chính sách, chương trình tín dụng hợp lý hơn, giao NHCSXH có những chương trình chính sách cụ thể có ưu đãi. Tiếp tục sắp xếp mạng lưới tổ chức tín dụng mở rộng hơn nữa, đưa các mô hình tín dụng lưu động, ko chỉ mở rộng cho các đói tượng vay vốn mà cho những người dân, đưa nhiều sản phẩm thuận lợi để người dân tiếp cận.
“Thời gian qua, công tác tuyên truyền đã rất tích cực. Chúng tôi cho rằng, vấn đề phối hợp tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân là hết sức cần thiết và thiết thực. Thực tế cho thấy, người dân còn e ngại tiếp cận các sản phẩm ngân hàng nên cần phải làm sao để người dân hiểu được và chủ động đến với các TCTD. Những giải pháp này NHNN đã và đang chỉ đạo triển khai rất quyết liệt”, ông Tú cho biết thêm.