Bán 49% cổ phần nhà cung cấp điện lớn thứ 2 cả nước
- Sẽ chốt phương án giá điện khi có báo cáo Hiệp thương giá than vào 30/3?
- Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước: Đừng để “ván đã đóng thuyền” rồi kêu
- Những nghi ngờ khuất tất trong cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam
- Căng thẳng tại hãng phim truyện Việt Nam sau cổ phần hóa
Theo phương án được phê duyệt, vốn điều lệ của PV Power là hơn 23,4 nghìn tỷ đồng, trong đó PVN nắm giữ là hơn 1,194 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ. Trong 49% còn lại, số bán ưu đãi cho người lao động là 0,118%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 28,882% và bán đấu giá công khai là 20%.
Việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng sẽ được diễn ra tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hà Nội theo phương thức bán đấu giá công khai với giá khởi điểm là 14.400 đồng/cổ phần. Hiện PV Power đang gấp rút triển khai các bước tiếp theo theo quy định và dự kiến sẽ tổ chức roadshow tại Hà Nội vào khoảng giữa tháng 1 năm 2018.
Nhà máy điện khí Cà Mau |
PV Power là nhà cung cấp điện lớn thứ 2 cả nước, chỉ sau EVN với việc quản lý và vận hành 8 nhà máy điện, trong đó có 4 nhà máy điện khí, 3 nhà máy thuỷ điện và một nhà máy nhiệt điện than. Từ năm 2007 tới nay, PV Power đã sản xuất để đưa lên lưới điện Quốc gia khoảng 138 tỷ kWh; doanh thu khoảng 180.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 9.638 tỷ đồng và nộp ngân sách 8.835 tỷ đồng. Năm 2017, PV Power đặt mục tiêu tổng sản lượng điện sản xuất đạt trên 21 tỷ kWh, doanh thu hợp nhất 29.313 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.234 tỷ đồng.
Với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh điện (bao gồm cả nhiệt điện than - nhiệt điện khí và thuỷ điện); nhập khẩu, kinh doanh và phân phối than cho các nhà máy điện; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy điện và cung cấp vật tư thiết bị - phụ tùng thay thế, PV Power vẫn dự định sẽ tập trung mạnh vào điện khí.
Theo ông Hồ Công Kỳ - Chủ tịch Hội đồng thành viên PV Power, thời gian tới, PV Power sẽ tập trung vào việc vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả các nhà máy điện hiện có, đồng thời tiếp nhận và vận hành các nhà máy điện than do PVN làm chủ đầu tư.
PV Power sẽ trực tiếp làm chủ đầu tư các dự án điện khí mới, hoặc các dự án sử dụng sử dụng khí LNG nhập khẩu của PVN và thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu và cổ phần hóa, sắp xếp lại các danh mục đầu tư của các dự án và thực hiện thoái vốn theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo công khai minh bạch, hiệu quả.
GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đánh giá cao cho rằng: Từ khi thực hiện quy trình về thị trường điện cạnh tranh, hình thức sở hữu của nhà máy điện có sự thay đổi lớn. Trước những nhà máy lớn và trung bình đều thuộc EVN, nhưng hiện đã xuất hiện nhiều chủ sở hữu khác ngoài EVN, đặc biệt là PV Power. Điều này khiến cạnh tranh trong khâu phát điện mở rộng và mang lại lợi ích các bên.
Ông Nguyễn Xuân Hoà, Tổng giám đốc PV Power bày tỏ tham vọng của PV Power là đóng góp 20% tổng sản lượng điện quốc gia trong 10 năm tới. Việc cổ phần hóa thành công PV Power không những tạo động lực cho các cải cách, đổi mới toàn diện phương thức quản lý… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mà còn đem lại một khoản vốn lớn cho chủ sở hữu nhà nước.