Từ chuyện "Tài xế và tiền lẻ" bàn về giải pháp cho BOT

Thứ Sáu, 08/09/2017, 12:25
Hàng loạt vấn đề xoay quanh hiệu quả và hệ lụy của các dự án BOT, vấn đề Doanh nghiệp "sân sau" cũng như sự cần thiết của chính sách BOT đã được các chuyên gia cùng thảo luận tại Tọa đàm "Dự án BOT - Chính sách và giải pháp" diễn ra hôm 8-9.

Sáng ngày 8-9 tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển tổ chức buổi Tọa đàm "Dự án BOT - Chính sách và giải pháp" với sự tham gia của TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Trọng tài viên VIAC cùng các diễn giả và chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực kinh tế, pháp luật.

Tọa đàm Dự án BOT - Chính sách và giải pháp.

Phát biểu tại sự kiện, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển cho hay BOT hay BT là một hình thức PPP (hợp tác đối tác công tư), nếu được áp dụng đúng cách sẽ giúp huy động được nguồn vốn tư nhân để phát triển hạ tầng. Tuy nhiên, thời gian qua các dự án BOT cũng đã bộc lộ một số điểm yếu tại Việt Nam dấy lên lo ngại về hình thức hợp tác này.

Trong khuôn khổ buổi Tọa đàm, các đại biểu đã cùng thảo luận và làm rõ sự cần thiết của chính sách BOT trong phát triển hạ tầng, đồng thời trao đổi về những kẽ hở trong quy trình thẩm định và phê duyệt các dự án BOT thời gian qua, về lợi ích nhóm, từ đó thẳng thắn đề cập các hệ luỵ của các dự án BOT và mạng lưới các trạm thu phí hiện nay đối với ền tài chính quốc gia và sự cạnh tranh kinh tế của Việt Nam.

Kết thúc buổi Tọa đàm, các đại biểu đã nhất trí đưa ra nội dung kiến nghị những giải pháp và hướng thực hiện nhằm xử lý các hệ lụy BOT và bài toán phát triển hạ tầng giao thông.

An Nhiên - P. Nguyễn
.
.
.