Chế tài nào xử lý lái xe sử dụng rượu bia đủ sức răn đe?
- Nữ tài xế lái BMW tông liên hoàn, 1 người chết, 5 người bị thương
- Những thói quen gây nguy hiểm khi lái xe của phụ nữ
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong sáu tháng đầu năm 2018 (tính từ ngày 16-12-2017 đến 15-6-2018), trên toàn quốc xảy ra 8.999 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 4.103 người, bị thương 7.027 người.
Về nguyên nhân TNGT, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho hay, phân tích trên 6.804 vụ TNGT đường bộ: 26% do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường; 8,77% do vi phạm tốc độ xe chạy; 8,86% do chuyển hướng không chú ý; 6,23% do không nhường đường; 5,97% do vượt xe sai quy định; 7,82% do vi phạm quy trình thao tác lái xe; 2,32% do tránh xe; 4,23% do sử dụng rượu bia; 29,8% do vi phạm biển báo hiệu đường bộ, dừng đỗ sai quy định, không có Giấy phép lái xe, vi phạm quy trình thao tác lái xe, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, do người đi bộ, do công trình giao thông và các nguyên nhân khác.
Tuy chỉ có 4,23% số vụ TNGT xảy ra do sử dụng rượu bia, tuy nhiên, hậu quả của những vụ tai nạn do nguyên nhân này thường lại rất thảm khốc, thiệt hại lớn cả về người và tài sản.
Mới đây nhất, vụ TNGT nghiêm trọng đã xảy ra tại Ngã tư Hàng Xanh (TP Hồ Chí Minh) giữa xe BMW do bà Nguyễn Thị Nga (47 tuổi, ngụ quận 12, TP Hồ Chí Minh) điều khiển đã tông vào hàng loạt ôtô, xe máy đang dừng đèn đỏ khiến 1 người chết, 5 người khác bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn xảy ra ở Ngã tư Hàng Xanh, TP Hồ Chí Minh. |
Điều đáng nói, bà Nga thừa nhận đã uống rượu trước khi điều khiển xe.
Tại cơ quan Công an, thực hiện việc kiểm tra nồng độ cồn đối với bà Nga cho kết quả lên tới 0,94 miligam/1 lít khí thở (cao gấp 4 lần so với người vi phạm nồng độ cồn bình thường).
Luật sư Vũ Viết Năng – Công ty luật TNHH Vũ Trình, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Chế tài xử lý đối với lái xe sau khi uống rượu bia hiện hành còn quá nhẹ Theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì các hành vi bị nghiêm cấm là: “8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”. Điều này có nghĩa là người điều khiển xe ô tô tuyệt đối không được có nồng độ cồn trong máu hay khí thở. Theo đó, nếu người gây tai nạn mà trong người có nồng độ cồn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là chết người có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội: Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể, người lái xe ô tô trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định gây thiệt hại tính mạng cho người khác tuỳ tính chất mức độ thì bị phạt tù từ ba đến mười năm tù. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra người này còn phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự theo quy định tại Điều 596 Bộ luật Dân sự năm 2015, Theo đó, người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Mức bồi thường căn cứ vào thiệt hại thực tế như các chi phí mai táng, thiệt hại về tinh thần...Và các thiệt hại khác do luật quy định. Chế tài xử lý đối với người lái xe sau khi uống rượu, bia (vi phạm nồng độ cồn) ở nước ta hiện nay còn quá nhẹ. Người vi phạm chưa cảm nhận được lời cảnh báo chế tài xử lý và mức độ nguy hiểm khi uống rượu, bia tham gia giao thông. Theo luật sư Vũ Viết Năng, để ngăn chặn tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông lái xe sau khi uống rượu, bia cần tăng nặng các hình thức xử phạt đối với tài xế say xỉn. Cần quy định nồng độ cồn trong máu từ 30 mg/100ml máu, thay vì mức 50mg như quy định hiện hành. Nếu nồng độ cồn cao trên 80 mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở, sẽ bị tước giấy phép lái xe 2 năm và tịch thu phương tiện; xử phạt bổ sung như lao động công ích hoặc tài xế phải thi lại luật giao thông đường bộ. |