Tìm thấy hố "địa ngục" phát tiếng động như "vật thể sống" ở Bắc Cực
- Nga phản đối khi Mỹ nói muốn giúp dọn dầu tràn gần Bắc Cực
- Lính dù Nga nhảy dù ở Bắc Cực với độ cao 10.000m
- Quân đội Nga đưa siêu "tăng phản lực" tới Bắc Cực tập trận giữa bão dịch COVID-19
The Moscow Times ngày 7/9 cho biết các nhà khoa học Nga đã tìm thấy một miệng hố rộng tới 50m, được định danh là Hố 17, trong chuyến thám hiểm hiểm bán đảo Yamal thuộc lãnh thổ Nga phía trên Vòng Bắc Cực vào tháng 7/2020.
Miệng hố vừa được các nhà khoa học Nga tìm thấy. Ảnh: The Moscow Times |
Các đặc điểm của Hố 17 khá giống Hố 16, vốn được các nhà khoa học Nga phát hiện ở cực Tây Bắc vùng Siberia lạnh giá vào năm 2014. Chúng được tạo ra sau các vụ nổ mạnh của khí metan tích tụ dưới mặt đất.
Chuyên trang về khoa học Gizmodo đã đặt biệt danh cho Hố 17 là "hố địa ngục".
Trong khi đó, New York Times dẫn lời Yevgeny Chuvilin, một trong những chuyên gia hàng đầu về băng vĩnh cửu của Nga tham gia chuyến thám hiểm tiết lộ, hố này đang tạo ra tiếng ồn lạ. "Nó giống như một vật thể sống nào đó", ông Chuvilin nói.
Nhà khoa học Nga giải thích thêm rằng, khi Trái đất ấm lên, băng vĩnh cửu tại các vùng cực bắt đầu tan chảy và giải phóng khí metan bị mắc kẹt. "Khí metan thoát ra giống như mở một chai rượu sâm banh", Chuvilin nhấn mạnh.
Các khu vực Bắc Cực và Siberia của Nga, vốn đã nóng lên với tốc độ nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới, lại đang phải đối mặt với một đợt nắng nóng lịch sử vào mùa hè kèm theo cháy rừng.
Hiện có hai giả thuyết đang được nghiên cứu về nguyên nhân khiến áp suất tăng đủ để dẫn đến vụ nổ tạo ra miệng Hố 17: khí metan đóng băng ở tầng sâu chuyển sang trạng thái khí hoặc lớp băng vĩnh cửu tan băng trên bề mặt giải phóng khí metan.