Bê bối chip gián điệp bị chính quyền Mỹ bác bỏ
- Việt Nam với "tâm bão" chip gián điệp của Supermicro
- Cổ phiếu của Supermicro tụt thế thảm sau nghi án gắn chip gián điệp
- Chip gián điệp nghi gắn trong máy chủ Apple, Amazon hoạt động ra sao?
- Nghi án máy chủ của Amazon và Apple bị cài chip gián điệp
Trang Tech Crunch đăng tai thông tin liên quan đến vụ bê bối các máy chủ được SuperMicro sản xuất cho Apple và Amazon có gắn chip gián điệp "hạt gao".
![]() |
Bộ An ninh Nội địa Mỹ lên tiếng về bê bối chip gián điệp |
Theo đó, sau khi thông tin trên được đăng tải gây rúng động giới công nghệ thế giới, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã lên tiếng phủ nhận việc các máy chủ của Apple, Amazon bị gắn chip gián điệp. DHS cho rằng thông tin này không phù hợp và thiếu chính xác. Tuyên bố của DHS cũng tương đồng với phát ngôn của Trung tâm An ninh Quốc gia Vương quốc Anh về vụ việc chip gián điệp SuperMicro.
Việc Bộ An ninh Nội địa Mỹ phải lên tiếng chính thức về scandal chip gián điệp, dù là phản bác lại thông tin được hãng tin Bloomberg điều tra đưa ra cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc bởi rất hiếm khi DHS đưa ra tuyên bố hay phát ngôn chính thức về một vấn đề nào đó.
![]() |
Trước đó, ngày 4-10, hãng tin Bloomberg bất ngờ công bố báo cáo điều tra kéo dài 3 năm liên quan đến các thiết bị được SuperMicro sản xuất. Theo đó, các bo mạch chủ do hãng này sản xuất đã bị gắn chịp gián điệp siêu nhỏ sau đó cung cấp cho nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới trong đó có Apple và Amazon. Với con chip gián điệp này, tin tặc có thể đánh cắp mọi dữ liệu của nạn nhân, theo dõi thông tin và hoạt động của những công ty đang sử dụng linh kiện bị gắn chip.
Ngay sau báo cáo điều tra của Bloomberg, Apple, Amazon và SuperMicro đều đồng loạt lên tiếng bác bỏ thông tin trên tuy nhiên vụ việc cũng khiến giá cổ phiếu của SuperMicro, Apple và Amazon đồng loạt giảm điểm mạnh.