Ông đồ và góc nhìn không học thuật

Thứ Hai, 30/01/2017, 17:13
Mở từ 24 tháng Chạp tới hết tháng Giêng, Hội chữ xuân Đinh Dậu 2017, tại khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trở thành một dịp để gây dựng lại văn hóa xin chữ trong ngày Tết ở Việt Nam.
Tục cho chữ ngày Tết.

Tục xin chữ, cho chữ là một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Khi xưa, ông Đồ là những người dạy chữ thánh hiền, lưu truyền thư pháp trong dân gian. Tuy nhiên, khi Nho giáo dần dần bị mất địa vị độc tôn ở thế kỉ XX với những biến động về xã hội và văn hóa, ông đồ cùng với tục xin chữ theo đó mà cũng phai mờ. Bước vào thế kỉ XXI, chúng ta đang từng bước khôi phục lại nét văn hóa đã mất đó. Mà tiêu biểu chính là Hội chữ xuân, tại khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Ông đồ trong Hội chữ xuân Đinh Dậu 2017.

Ông đồ trẻ tuổi.

“Bà đồ” dạy chữ cho cháu bé.

Ông đồ Trần Văn Sơn tâm sự: Đồ Hán và đồ Việt (nghĩa là: người viết chữ Hán và chữ Việt) ở hội chữ có số lượng ngang bằng nhau. Các ông đồ đều được qua “sát hạch” và được cấp giấy phép hành nghề.

Chữ “Minh” bằng tiếng Hán.

Viết thư pháp bằng tiếng Việt mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng cũng đã được rất nhiều người Việt yêu thích lựa chọn. Theo chia sẻ của ông Sơn: “ Chữ Việt được nhiều người chọn hơn vì dễ hiểu, dễ nhớ. Nhiều khi viết chữ Hán, mình phải ghi nghĩa ở đằng sau cho họ, nếu không về nhà là họ quên nghĩa của chữ”.

Chữ “Tài” bằng tiếng Việt và dòng đề tặng: “Muốn tài cao chí phải cao/Gian nan chẳng ngại khó khăn chẳng rời”
Chữ “Passion” (đam mê). Tiếng Anh được tạo nên bởi thư pháp, thường phục vụ khách nước ngoài

Ngoài ra, thư pháp không chỉ được thể hiện mỗi trên giấy bồi lụa mà còn được các ông đồ viết lên đĩa, đá,…

Thư pháp trên đĩa.
Thư pháp trên đá.

Tuy hội xuân vô cùng rộn ràng, vui tươi nhưng cái hồn cốt của tục cho chữ vẫn cần nhiều thời gian để khôi phục. Các ông đồ chủ yếu chỉ giải thích nghĩa đen của các chữ.

Sự ngưỡng mộ của vị khách với ông đồ cho chữ.
Ông đồ khi vắng khách.
“Sấy” chữ.

Ví như chữ “Nhẫn” (忍), người xin chữ chỉ được nghe chữ “Nhẫn” trong “nhẫn nhịn”, “nhẫn nại”,… mà không hiểu nhiều về ý nghĩa từng nét chữ, bộ chữ trong đó. Chữ “Nhẫn” được cấu tạo từ chữ Đao (刀 - thanh đao), chữ Tâm (心 - tâm trí) ở dưới, với ý nghĩa như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành.

Sách tham khảo chữ, có dịch nghĩa tiếng Việt và tiếng Anh.

Chữ được gói vào túi ni lông.
Du khách nước ngoài cũng rất hào hứng với con chữ Á Đông.

Dù vậy, con người tìm tới với cái chữ là tìm tới chút yên bình trong tâm, để tinh thần được tĩnh tại, mỗi khi nhìn thấy tấm thư pháp trong nhà như một lần sống chậm lại, ngẫm nghĩ về cuộc sống. Do vậy, những giá trị triết học, tinh thần nhân văn vẫn tồn tại trong từng nét chữ và truyền trong dân gian. Đó, âu cũng là điều đáng quý.

Tuấn Huy
.
.
.