Việt Nam có 18 cơ sở đủ điều kiện ghép tạng
- Tình phụ tử từ những ca ghép tạng đầu tiên ở Việt Nam
- "Tiết lộ" chi phí một ca ghép tạng ở Việt Nam hiện nay3
- Nghịch lý ghép tạng ở Việt Nam: Đa số từ người cho sống
Ca ghép tạng đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm 1952; đến nay, kỹ thuật ghép tạng đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo thời gian. Ghép tạng đã mang lại sự sống cho người bệnh với thời gian và chất lượng kéo dài trên 30 năm đối với ghép thận, trên 25 năm đối với ghép gan, trên 20 năm đối với ghép tim.
Đặc biệt ghép tạng không chỉ kéo dài thời gian mà chất lượng cuộc sống của người bệnh sau ghép đã được cải thiện rõ rệt khi hòa nhập với cộng đồng trong lao động, học tập, kết hôn, sinh con...
Vào ngày 4-6-1992, trường hợp ghép thận đầu tiên trên người ở Việt Nam được thực hiện thành công tại Học viện Quân y, đã đánh dấu "mốc son" trên bản đồ ghép tạng và khởi đầu một chuyên ngành mới ở Việt Nam – chuyên ngành ghép tạng.
Từ đó đến nay, sau 25 năm, Việt Nam đã tiến hành ghép gan vào năm 2004, ghép tim vào năm 2010, đồng thời ghép đa tạng thận – tụy vào năm 2014 và ghép phổi vào năm 2017. Đến nay, sau 25 năm phát triển chuyên ngành ghép tạng, Việt Nam đã có 18 cơ sở, trong đó có cả các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện ngành có đủ điều kiện ghép tạng.
Để ngành ghép tạng tiếp tục phát triển hơn nữa, theo Giáo sư Đỗ Quyết, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh các loại hình ghép tạng truyền thống, tăng cường ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng và kết quả ghép tạng; xây dựng quỹ hỗ trợ ghép tạng, duy trì, phát huy vai trò của Hội Ghép tạng Việt Nam để trao đổi, học tập, nâng cao trình độ của chuyên ngành trong thời gian tới.