Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch và điều trị COVID-19
- Những yếu tố thành công trong điều trị COVID-19 tại Việt Nam
- Những tiến triển trong điều trị COVID-19 tại Việt Nam
- Việt Nam chia sẻ với các nước kinh nghiệm phòng chống COVID-19
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng tiểu ban Điều trị COVID-19, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị trực tuyến và chia sẻ những kinh nghiệm phòng chống dịch, điều trị COVID-19 của Việt Nam.
GS.TS Lương Ngọc Khuê chia sẻ về các bài học kinh nghiệm tạo nên sự thành công bước đầu trong công tác phòng chống dịch, điều trị COVID-19 và định hướng chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới của Bộ Y tế Việt Nam.
Các nội dung này phù hợp với 2 chủ đề chính của Diễn đàn là “Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến hệ thống y tế” và “Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế (y tế số)”, như tư vấn từ xa (tele-consult), giám sát từ xa (tele-monitoring), cung ứng thuốc (drug delivery), nhằm tăng hiệu suất (efficiency) và giảm chi phí cho hệ thống y tế.
Tính đến ngày 18/11, Việt Nam ghi nhận 1.300 ca mắc COVID-19 và 35 ca tử vong, 1.124 người điều trị khỏi. Việt Nam cũng đã hơn 60 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.
Sự thành công bước đầu và tích cực của Việt Nam trong phòng chống, điều trị và kiểm soát dịch bệnh như trên nhờ sự nỗ lực không ngừng của tất cả hệ thống chính trị, xã hội, người dân và các đối tác, được PGS.TS. Lương Ngọc Khuê chia sẻ với 10 bài học từ Việt Nam.
Đó là sự vào cuộc sớm và quyết liệt của các hệ thống chính trị, bộ ngành, sự đồng lòng của người dân – Thiết lập hệ thống chỉ đạo xuyên suốt. Xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó với các tình huống cấp độ dịch bệnh. Tổ chức phân tuyến điều trị, quản lý chăm sóc, điều trị - Quản lý thông tin báo cáo ca bệnh. Cập nhật thường xuyên các hướng dẫn chuyên môn; xây dựng các quy định về trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho đơn vị điều trị COVID.
Thiết lập hệ thống xét nghiệm ngay tại cơ sở khám chữa bệnh; đánh giá thực trạng nhân lực chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, đào tạo, bổ sung năng lực chuyên môn. Thành lập đội cơ động và hỗ trợ thường xuyên cho địa phương. Thành lập Trung tâm Trực tuyến hỗ trợ điều trị COVID-19. Theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên thực hiện tiêu chí chất lượng bệnh viện an toàn phòng chống COVID-19.
Các chia sẻ, bài học và định hướng của Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao của các nước trong khu vực Châu Á.