Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát sau mưa lũ

Thứ Hai, 16/10/2017, 17:57
Ngày 16-10, trong công điện gửi các đơn vị y tế trong cả nước, Bộ Y tế lưu ý một trong các dịch bệnh phổ biến sau mưa lũ là sốt xuất huyết (SXH). 


Cục Y tế dự phòng cũng lưu ý dịch SXH chỉ tiếp tục được khống chế để không có đỉnh dịch thứ 2 nếu duy trì các hoạt động chống dịch quyết liệt như hiện nay. 

Vì thế, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch SXH sau mưa lũ là một trong các nội dung trọng tâm của ngành y tế, đặc biệt là ở điểm nóng của dịch SXH như Hà Nội.

Ở các điểm ngập lụt, nước thải, rác thải, vùng nước đọng, môi trường bị ô nhiễm nặng nề là điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển, khiến cho nguy cơ truyền bệnh rất cao. Thực tế, sau cơn bão số 10, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trên địa bàn đã xuất hiện 2 ổ dịch với 23 ca bệnh. 

Vì thế, ngành y tế tỉnh đã khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về SXH và cách phòng tránh; tổ chức vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy; phun hóa chất diệt muỗi tại các vùng dịch, đồng thời tăng cường giám sát bệnh nhân để kịp thời có biện pháp xử lý.

Sau mưa bão, nguy cơ số mắc SXH sẽ tăng cao

Dịch SXH cũng đang bùng phát ở Quảng Nam. Đến nay đã phát hiện gần 2.400 ca mắc SXH, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý thời gian gần đây, số ca mắc tăng liên tục với nhiều ổ dịch lớn. Riêng số mắc tại thị xã Điện Bàn tăng tới 98%. 

Ngành y tế tỉnh Quảng Nam đã phun thuốc diệt muỗi ở các ổ dịch vốn tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp nên có nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh. 

Trong khi đó, số mắc SXH trên đặc biệt Hà Nội đã giảm 80%, hiện chỉ còn trên 100 ca/ngày, sau gần 2 tháng triển khai đồng bộ các hoạt động phòng chống dịch. Số mắc giảm mạnh và giảm đều ở tất cả các quận huyện của Hà Nội. 2 quận có số mắc cao nhất là Hoàng Mai và Hà Đông cũng chỉ còn trên 10 ca/ngày, các quận, huyện khác chỉ còn vài ca hoặc không có.

Tuy nhiên, theo ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, để ngăn chặn dịch SXH có đỉnh dịch thứ 2, đòi hỏi phải duy trì các hoạt động chống dịch đồng bộ như hiện nay. 

Thành phố sẽ tiếp tục duy trì công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch và nâng cao năng lực hệ thống giám sát, cảnh báo, đáp ứng nhanh, để giảm tối đa các ca mắc mới, bảo vệ sức khỏe của người dân. 

Ngành y tế cũng lưu ý người dân không nên chủ quan, mà phải tiếp tục kiểm tra, vệ sinh các dụng cụ chứa nước trong nhà, ngăn ngừa lăng quăng/bọ, tự phòng tránh muỗi đốt, tiếp tục phối hợp với cán bộ y tế và chính quyền trong việc phòng chống dịch. gậy –đặc biệt là sau mưa bão.

Sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cơ sở có ý nghĩa quan trọng để phối hợp với ngành y tế trong phòng và chống dịch. Cho đến nay, dịch SXH đã cơ bản được kiểm soát khi gần 2 tháng qua, số ca mắc giảm liên tục.

Thanh Hằng
.
.
.