Xạ trị áp sát nhi cứu sống bé gái 2 tuổi bị khối u khủng
- Mổ cứu sống bé sơ sinh non tháng có khối u khổng lồ
- Tìm lại sự sống cho bé gái mang khối u phế quản hiếm gặp
Bệnh nhi là bé Phạm K.V (SN 2018, ở Hải Dương) cũng là ca xạ trị áp sát suất liều cao trẻ em có gây mê duy nhất tại Việt Nam tới thời điểm hiện tại. Hiện bệnh nhi K.V đã điều trị xong ra viện hoàn toàn bình thường không có tác dụng phụ.
Bệnh nhi K.V là ca xạ trị áp sát suất liều cao trẻ em có gây mê duy nhất tại Việt Nam. |
Được biết, bệnh nhi K.V mắc bệnh Rhabdomyosarcoma(sarcoma cơ Vân), loại ung thư đứng hàng thứ 3 ở trẻ em, chiếm khoảng 3-4% trong các loại Ung thư trẻ em. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi < 7 và có thể xuất phát từ nhiều cơ quan khác nhau. Không may hơn nữa khối u lớn 5cm của bệnh nhi K.V đã lan xuống âm hộ, làm sao bảo tồn được chức năng cơ quan cho em là một vấn đề thách thức.
Các bác sĩ nhận định, để cứu trường hợp bệnh nhi này chỉ có phương pháp xạ trị áp sát, là phương pháp điều trị bảo tồn, xu hướng mới trong điều trị hiện nay. Bệnh nhi được hội chẩn với chuyên gia từ Mỹ, Singapore đều thống nhất xạ trị áp sát tại chỗ… Tuy nhiên, cơ hội của bệnh nhi K.V chỉ là một xác xuất rất nhỏ, khi bé chỉ mới 2 tuổi, thể trạng yếu, các bác sĩ Gây mê hồi sức tại các bệnh viện đều từ chối gây mê. Nếu ko gây mê đồng nghĩa ko thể thực hiện xạ áp sát.
Bệnh nhi K.V đã hồi phục sức khỏe sau ca điều trị khối u phức tạp. |
Để cứu con, gia đình bệnh nhi K.V đã lặn lội đến bất cứ bệnh viện Ung bướu nào nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu, gia đình đã đưa bệnh nhi K.V đến Đà Nẵng mang theo một hi vọng mong manh cuối cùng. Rất may cho bệnh nhi K.V, tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng bệnh nhi được thiết kế 1 bộ áp cá nhân phù hợp với kích thước âm đạo của bé dựa vào hình ảnh MRI trước điều trị, tính liều bằng phương pháp HIPO có thể tối ưu hoá liều xạ giống như xạ trị ngoài để giảm liều Bàng quang, Trực tràng.
Xạ trị trong 10 buổi, hàng ngày. Đây là ca xạ trị áp sát suất liều cao trẻ em có gây mê duy nhất tại Việt Nam tới thời điểm hiện tại. Hiện bệnh nhi K.V đã điều trị xong ra viện hoàn toàn bình thường không có tác dụng phụ.