61 tỉnh, thành đều có trẻ bị tay-chân-miệng
- Vì sao bệnh tay chân miệng làm chết nhiều người?
- Bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng đột biến
- Nguy cơ cao bùng phát dịch tay chân miệng
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng lợi lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Bệnh có quanh năm nhưng tăng mạnh trong khoảng tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10. Những tháng qua, số ca mắc bệnh tay-chân-miệng vẫn xảy ra trong cả nước, dù có giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Vì thế, các bậc phụ huynh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ, vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống, làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh.