53.500 ca mắc tay – chân – miệng, 6 trường hợp tử vong
- Hơn 23.000 trẻ nhập viện bởi bệnh tay - chân - miệng
- Lo ngại dịch tay chân miệng bùng phát tại khu vực phía Nam
- Bé gái 2 tuổi ở Bến Tre tử vong do mắc bệnh tay chân miệng
- Bệnh nhân tay chân miệng ở trẻ em Hải Phòng tăng đột biến
- Bệnh tay chân miệng gia tăng ở nhiều địa phương
Theo Bộ Y tế, hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2018, bệnh tay – chân – miệng diễn biến phức tạp lan ra cả 63 tỉnh, thành phổ, khiến hơn 53.500 ca mắc, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong.
Bộ Y tế cho biết, so với cùng kỳ năm 2017, sổ mắc cả nước giảm 25,3% số trường hợp nhập viện giảm 20,1%. Tuy nhiên, một số tỉnh thành ghi nhận số mắc tăng cao và gia tăng nhanh chóng trong các tuần gần đây như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội.
Các chuyên gia dự báo dịch bệnh tay – chân – miệng cả nước có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh đang tập trung vào năm học mới và hiện bệnh chưa có vắc xin phòng.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay – chân – miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tham mưu cho UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào các địa bàn có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát thành dịch...
Đặc biệt ngành y tế cần phối hợp với ngành giáo dục để truyền thông phòng,chống dịch bệnh tay – chân – miệng tại các trường học, cũng như giám sát chặt chẽ tình hình dịch để phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch.