Những điều chưa biết về Nhà thờ Đức Bà Paris - Trái tim của nước Pháp

Thứ Ba, 16/04/2019, 09:55
Nhà thờ Đức Bà Paris, công trình kiến trúc kinh điển có niên đại hơn 850 năm, là một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận và thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.


Công cuộc xây dựng kỳ công

Nhà thờ Đức Bà Paris, trong tiếng Pháp được gọi là Notre Dame de Paris, là một nhà thờ theo kiến trúc Gothic điển hình nằm trên hòn đảo Ile de la Cite giữa sông Seine, Quận tư của Paris, Pháp với lối vào chính ở phía Tây.

Ngày 12-10-1160, Maurice de Sully trúng cử giám mục Paris. Cùng với các tu sĩ, Maurice de Sully đã có một quyết định quan trọng: xây dựng trên quảng trường Saint-Etienne một nhà thờ mới lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ và được vua nước Pháp thời bấy giờ là Louis VII đồng ý.

Toàn cảnh Nhà thờ Đức Bà Paris nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty

Vào năm 1163, vua Louis VII cùng giám mục Maurice de Sully đã đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris. Khi mới bắt đầu nhà thờ cũ ở Saint-Etienne bị phá bỏ để xây nên nhà thờ mới lớn hơn theo phong cách kiến trúc Gothic.

Mặc dù quá trình xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris được bắt đầu từ thế kỷ thứ XII, nhưng phải gần 200 năm sau, công cuộc xây dựng ấy mới chính thức kết thúc vào năm 1345.  

Giờ đây, Nhà thờ Đức Bà Paris đã trở thành một trong những biểu tượng của nước Pháp, thể hiện tình yêu của người dân Pháp và niềm tự hào dân tộc. Đây cũng là một trong những nhà thờ cổ nhất quốc gia này.

Kiến trúc đồ sộ

Những ô cửa kính sắc màu nổi bật. Ảnh: 123RF

Nhà thờ Đức Bà nổi tiếng với những tác phẩm điêu khắc và cửa số kính màu mang đặc trưng của chủ nghĩa tự nhiên, khác biệt rất nhiều so với lối kiến trúc La Mã trước đây. Có thể nói, đây là một trong những nhà thờ đầu tiên theo lối kiến trúc Gothic.

Điểm nổi bật của kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Paris chính là hình các mái vòm cong hình xương cá đối xứng hai bên. Bên ngoài tòa nhà là những tháp nhọn, mái vòm xương cá và các máng nước mặt quỷ nổi tiếng. Bên trong tòa nhà là mái trần cao vút với những ô cửa kính sắc màu.

Nhà thờ có kiểu kiến trúc Gothic điển hình. Ảnh: GKS

Dấu vết thời gian và sự kỳ công trong quá trình xây dựng được khắc họa rõ nét qua phong cách kiến trúc chạy dọc tòa nhà, với sự kết hợp của nhiều kiến trúc sư qua các thời kỳ khác nhau. Mặc dù kiến trúc chính vẫn là Gothic, nhưng tòa nhà vẫn có đôi nét phảng phất thời kỳ Phục hưng và chủ nghĩa tự nhiên. 

Nhà thờ Đức Bà được coi là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến ​​trúc Gothic Pháp trên thế giới. Cái tên "Notre Dame" có nghĩa là "Đức Bà của chúng ta" trong tiếng Pháp thường được sử dụng để đặt tên cho các nhà thờ Công giáo.

Trong Nhà thờ Đức Bà có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đồ nội thất và nhiều vật phẩm có giá trị phản chiếu thiết kế Nio-Gothic. Bên trong nhà thờ còn có bộ chuông cổ từ thế kỷ 17 đồ sộ rất nổi tiếng.

Vẻ đẹp bên trong nhà thờ. Ảnh: WC

Chứng nhân của lịch sử

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Nhà thờ đã từng bị thiệt hại đáng kể, nhất là trong Cách mạng Pháp năm 1786.May mắn thay, nó đã được khôi phục và bảo tồn theo thời gian, tiếp tục thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. 

Nhà thờ cũng từng lâm vào tình cảnh bị hư hại nặng nề nhưng nhờ Napoleon lên ngôi hoàng đế năm 1804, nhà thờ đã được trùng tu. Sau thời gian tu sửa, nhà thờ Đức Bà Paris lấy lại vẻ đẹp nguyên vẹn vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ 2. 

 Nhà thờ Đức Bà Paris, trong tiếng Pháp được gọi là Notre Dame de Paris, là một nhà thờ theo kiến trúc Gothic điển hình nằm trên hòn đảo Ile de la Cite giữa sông Seine. Ảnh: FT

Nhà thờ Đức Bà Paris cũng là minh chứng cho nhiều thời khắc huy hoàng cũng như bi kịch lịch sử. Trong đó có sự kiện vua Henry VI của Anh lên ngôi trong chính nhà thờ này năm 1431.

Nói tới lịch sử của nhà thờ Đức Bà Paris không thể không nhắc tới câu chuyện nổi tiếng về Joan of Arc, người từng có mặt trong nhiều tài liệu lịch sử của Pháp. Nhờ có bà mà Pháp đánh bại được quân đội Anh với những chiến lược quân sự khôn ngoan và trở thành nữ anh hùng của nước Pháp. 

Tuy nhiên, bà bị Burundian bắt và giết do bị buộc tội dị giáo. Vào ngày 7-7-1456, Joan of Arc được tuyên bố vô tội và là người tử vì đạo. Năm 1909, bà được Giáo hoàng Pius X phong chân phước tại nhà thờ Đức Bà Paris. 

Nàng thơ trong văn chương

Vẻ đẹp của Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: FT

Có lẽ vẻ đẹp của Nhà thờ Đức Bà Paris được công chúng đón nhận và thấu hiểu rộng rãi hơn nhờ văn học và điện ảnh. Nhà thờ Đức Bà Paris thu hút khoảng 13 triệu lượt khách du lịch đến tham quan mỗi năm.

Tiểu thuyết kinh điển “Nhà thờ Đức Bà Paris” (The Hunchback of Notre-Dame) của Victor Hugo, văn hào lỗi lạc của nước Pháp đã mang “nàng Esmeralda” hay “thằng gù Quasimodo” đi khắp thế giới, biến Nhà thờ Đức Bà Paris trở thành ước mơ của độc giả muôn nơi.

Bộ phim hoạt hình "Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà" của hãng hoạt hình Walt Disney được công chiếu vào năm 1996, lấy ý tưởng từ tiểu thuyết của Victor Hugo cũng đã thu hút sự chú ý của khán giả thế giới đối với công trình này.

Hàng năm, nhà thờ thường tổ chức nhiều buổi lễ tôn giáo và các sự kiện, các buổi trình diễn thánh ca, chào đón các vị khách đến từ khắp nơi trên thế giới.

Trong lịch sử rộng lớn của mình, Nhà thờ đã bị thiệt hại đáng kể, nhất là trong Cách mạng Pháp năm 1786. May mắn thay, nó đã được khôi phục một cách thông cảm và tiếp tục thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Nhà thờ đã tổ chức nhiều buổi lễ tôn giáo và các sự kiện lịch sử và mặc dù tín ngưỡng tôn giáo của riêng họ, mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và quốc tịch khác nhau vẫn ngạc nhiên trước sự hùng vĩ độc đáo của nó.
Trong lịch sử rộng lớn của mình, Nhà thờ đã bị thiệt hại đáng kể, nhất là trong Cách mạng Pháp năm 1786. May mắn thay, nó đã được khôi phục một cách thông cảm và tiếp tục thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Nhà thờ đã tổ chức nhiều buổi lễ tôn giáo và các sự kiện lịch sử và mặc dù tín ngưỡng tôn giáo của riêng họ, mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và quốc tịch khác nhau vẫn ngạc nhiên trước sự hùng vĩ độc đáo của nó.
Trong lịch sử rộng lớn của mình, Nhà thờ đã bị thiệt hại đáng kể, nhất là trong Cách mạng Pháp năm 1786. May mắn thay, nó đã được khôi phục một cách thông cảm và tiếp tục thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Nhà thờ đã tổ chức nhiều buổi lễ tôn giáo và các sự kiện lịch sử và mặc dù tín ngưỡng tôn giáo của riêng họ, mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và quốc tịch khác nhau vẫn ngạc nhiên trước sự hùng vĩ độc đáo của nó.
Trong lịch sử rộng lớn của mình, Nhà thờ đã bị thiệt hại đáng kể, nhất là trong Cách mạng Pháp năm 1786. May mắn thay, nó đã được khôi phục một cách thông cảm và tiếp tục thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Nhà thờ đã tổ chức nhiều buổi lễ tôn giáo và các sự kiện lịch sử và mặc dù tín ngưỡng tôn giáo của riêng họ, mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và quốc tịch khác nhau vẫn ngạc nhiên trước sự hùng vĩ độc đáo của nó.
Lam Ninh (T.H)
.
.
.