Quốc hội nhận trách nhiệm trong “kiểm tra, giám sát”... vụ việc ông Vũ Huy Hoàng
- 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân lên tiếng về sở có 2 nhân viên và 44 lãnh đạo3
- Thượng tướng Lê Quý Vương: Ông Trịnh Xuân Thanh nên về nước đầu thú
- Tiếp tục "truy" trách nhiệm vụ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh4
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng yêu cầu: Qua ý kiến của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội với sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng thời gian qua... “Đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu tới Chính phủ đề xuất xử lý theo quy định pháp luật với tổ chức, cá nhân sai phạm. Đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý cán bộ sai phạm trong thực thi công vụ sau khi về hưu mới phát hiện”.
Cùng với đó, trong buổi sáng nay, dù chỉ có 20 phút cho Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân giải trình thêm về một số vấn đề được các đại biểu chất vấn hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn để đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) tranh luận với Bộ trưởng về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, do vấn đề thời gian, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng trả lời đại biểu bằng văn bản.
Đại biểu Ngô Văn Minh chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân |
Chiều qua, đại biểu Ngô Văn Minh đã cho đặt câu hỏi: “Vụ Trịnh Xuân Thanh là chuyện tày trời, một mình ông Trịnh Xuân Thanh không thể làm được chuyện tày đình như đã biết. Xin hỏi Bộ trưởng nguyên nhân cốt lõi, trách nhiệm chính yếu của Bộ Nội vụ đối với việc này, từ chuyện tặng thưởng Huân chương Anh hùng lao động khi ông này còn ở doanh nghiệp xây lắp dầu khí (PVC), được đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cũng như công tác quản lý cán bộ như thế nào để ông này khi bị khởi tố ra đi một cách êm ả, nhưng đủ chấn động dư luận trong thời gian qua”.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng “đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết hiện nay có bao nhiêu trường hợp luân chuyển theo đường "tiểu ngạch", không chính hiệu kiểu như ông Trịnh Xuân Thanh”? “Cho biết, có văn bản nào quy định về kiểu luân chuyển này không? Thực tế của tình hình này hiện nay ra sao, và giải pháp xử lý trong thời gian tới”? Đại biểu cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an trả lời về việc ông Thanh trốn ra nước ngoài.
Tuy nhiên, trong phiên sáng nay, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã không trả lời vấn đề này.
Do vậy, tranh luận lại, đại biểu Ngô Văn Minh lên tiếng: “Ngay đầu giờ, Bộ trưởng có đọc tên tôi trong nhóm vấn đề thứ nhất để trả lời. Chất vấn của tôi hôm qua được đông đảo cử tri rất quan tâm và đại biểu Quốc hội rất chia sẻ, nhưng sáng nay Bộ trưởng chẳng trả lời cái gì câu hỏi này cả. Đây là những vấn đề bức xúc cần phải trả lời”.
Ngoài việc đề nghị Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời bổ sung đại biểu bằng văn bản, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Công an có báo cáo về các trường hợp đang bỏ trốn vừa rồi.
Đánh giá về phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng đại biểu đã đặt câu hỏi bám sát thực tiễn, thẳng thắn, ngắn gọn, tranh luận sôi nổi; Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân tuy lần đầu tiên trả lời chất vấn sau 7 tháng trên cương vị mới nhưng đã nắm chắc nhiệm vụ và thấy rõ trách nhiệm về thực trạng công tác nội vụ; trả lời ngắn gọn, thẳng thắn, không né tránh các vấn đề nóng, nhưng trả lời chưa thỏa mãn đại biểu.
Lĩnh vực liên quan đến tổ chức bộ máy cán bộ và gần đây những việc sai phạm liên quan đến thi đua khen thưởng, bổ nhiệm cán bộ gây bức xúc xã hội nhưng việc giải quyết còn chậm chưa triệt để, cần quyết liệt hơn nữa.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng tiếp thu ý kiến đại biểu chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các giải pháp đã đề ra; thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp bộ máy 1 cách hợp lý; sớm phê duyệt đề án vị trí việc làm với đơn vị công lập; thi tuyển cán bộ quản lý phải đảm bảo tuyển chọn cán bộ đủ đạo đức, lực, đảm bảo công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, khen thưởng; nâng cao năng lực phẩm chất đạo đức với cán bộ công chức; Sớm cải cách tiền lương; Hoàn thành đề án tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập trong 2017; Tăng cường kiểm tra, thanh tra; nghiêm túc xử lý sai phạm trong các trường hợp bổ nhiệm không đúng