Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân lên tiếng về sở có 2 nhân viên và 44 lãnh đạo
- Cần giải trình trường hợp bổ nhiệm cán bộ là người nhà
- Làm rõ lợi ích, động cơ cá nhân trong bổ nhiệm cán bộ
- Ban Bí thư chấn chỉnh công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ
- Chống tiêu cực trong tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức1
Trước đó, sau khi báo chí phản ánh lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào các đơn vị do mình phụ trách, quản lý, gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của người dân đối với nền công vụ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu Bộ Nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, kiểm tra các vụ việc báo chí phản ánh, tiến hành thanh tra công vụ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10.
Đề nghị PV muốn biết thêm chi tiết thì liên hệ Văn phòng Bộ, và cho biết hiện Bộ Nội vụ đang trong quá trình tổng hợp báo cáo từ các địa phương, tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng trao đổi một số vấn đề về nguyên tắc.
“Thứ nhất là Luật cán bộ công chức, viên chức đã quy định rất rõ việc của công chức, viên chức và trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện và quản lý cán bộ công chức, viên chức theo quy định pháp luật. Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Chỉ thị 26 về chấn chỉnh kỷ cương đối với các đơn vị từ Trung ương đến địa phương. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm để quản lý công chức, viên chức cho tốt. Thứ ba, công tác cán bộ lâu nay vẫn là vấn đề nong, tất cả phải làm đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định pháp luật; Nhà nước sẽ xử lý những cơ quan, đơn vị thực hiện không đúng quy trình cũng như không chọn đúng người. Bộ Nội vụ sẽ thực hiện đúng tinh thần đó và sẽ có tổng hợp, thống kê đầy đủ báo cáo Chính phủ” – Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân bên lề Quốc hội chiều 21-10 |
Về thời hạn hoàn thành các báo cáo trên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết hiện Bộ Nội vụ vẫn đang chờ các tỉnh gửi báo cáo lên để tổng hợp theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ về việc bổ nhiệm cuối nhiệm kỳ.
Cũng bên hành lang Quốc hội cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái khẳng định “đây là chuyện rất lớn”, nhưng ông chưa nắm rõ do mới đi công tác nước ngoài. Ngoài ra, ông Thái cho biết thêm: “Nếu đề bạt lãnh đạo cấp Sở như giám đốc hoặc phó giám đốc Sở thì thuộc trách nhiệm của Tỉnh ủy trở lên, còn cấp phòng thì thuộc trách nhiệm của Giám đốc Sở”.
Trả lời câu hỏi về việc tỉnh Hải Dương có tiến hành thanh tra đột xuất toàn bộ công tác tổ chức nhân sự ở Sở này hay không, ông Nguyễn Dương Thái khẳng định: “Phải làm nghiêm túc. Việc có thanh tra, kiểm tra hay không thì tôi phải về làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh mới biết được và sẽ trả lời báo chí sau”.
Sự việc của Hải Dương nói riêng và nhiều câu chuyện bức xúc khác về bổ nhiệm cán bộ cũng đã làm “nóng” hành lang Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đề nghị xem xét lại trách nhiệm của người đứng đầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Dương trong việc sử dụng cán bộ.
“Nếu như người đứng đầu sử dụng cán bộ không đúng, không tốt, để tồn tại thực tế như thế thì phải xử lý trách nhiệm. Chưa biết người đứng đầu có tiêu cực gì trong việc bổ nhiệm cán bộ hay không, nhưng anh để một thực tế không bình thường như thế rõ ràng phải xem xét trách nhiệm”.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 46 biên chế thì 44 người mang chức danh trưởng phòng, phó phòng và chỉ có 2 người là nhân viên. Sở có 9 phòng, ban chuyên môn; trong đó có một giám đốc, 3 phó giám đốc sở và ở mỗi phòng, ban thì có một trưởng phòng và 3-5 cấp phó phòng.