Quân đội Ba Lan lại khoe "nanh vuốt"

Thứ Ba, 20/12/2016, 11:06
Ngày 19-12, Quân đội Ba Lan đã triển lãm các loại vũ khí hiện đại mà họ đã triển khai cho cuộc tập trận chung với Lithuanian và Ukraine mang tên Common Challenge–16.

Cuộc tập trận Common Challenge–16 diễn ra tại Trung tâm huấn luyện lục quân tại Nowa Dęba trong các ngày 11-16/12. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz đã tới Nowa Deba để kiểm tra các thiết bị quân sự hiện đại được dùng trong cuộc tập trận chung và chứng kiến một số hoạt động lực lượng chung giữa 3 quốc gia.

Trong chuyến thăm đó có Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Raimundas Karoblis và Thứ trưởng Quốc phòng Ukaraine Igor Dołgow.

Hàng loạt trang thiết bị quân sự hạng nặng được trưng bày.
Hai loại xe tăng chính của lục quân Ba Lan, Leopard 2A4 bên trái (do Đức sản xuất), PT-91 bên phải (phiên bản T-72 của Ba Lan) là hàng nội địa
Xe tăng PT-91 đã được Ba Lan hiện đại hóa theo chuẩn NATO và xuất khẩu.
Trong khi đó xe tăng Leopard do Đức sản xuất đang dần trở thành nòng cốt trong lực lượng thiết giáp Ba Lan
Một hệ thống phòng không tầm thấp của Ba Lan với các tên lửa tầm nhiệt. Đây là chiếc ô phòng không của lục quân Ba Lan.
Radar cảnh giới
Radar chỉ thị mục tiêu
Pháo tự hành Haubica Kryl. Đây là loại pháo tự hành bánh lốp cỡ nòng 155mm do Balan tự phát triển. Kryl có trọng lượng 23 tấn kíp lái 5 người tầm bắn tới 40 km, có thể triển khai nhanh chóng trên chiến trường.
Trực thăng W-3A Sokol do Ba Lan chế tạo. Philippines đã đặt mua loại trực thăng này để trang bị cho quân đội.
Bên cạnh vũ khí hạng năng các loại vũ khí bộ binh cũng được trưng bày. Trong ảnh là một người lính Ba Lan và hệ thống tên lửa chống tăng.
Súng tiểu liên do Ban Lan chế tạo
Một người lính bộ binh với trang phục tiêu chuẩn 
Một xe chiến đấu bộ binh thuộc lực lượng thiết giáp Ba Lan
Một bộ vũ khí hạng nhẹ của lục quân Ba Lan, gồm cả súng tiểu liên và súng ngắn.
Robot phá mìn của Ba Lan.
Robot này được điều khiển từ xa với các cánh tay máy có thể mô phỏng hoạt động của con người.
Bộ trang phục của lính công binh khi phá bom do Ba Lan phát triển
Hậu Nghệ
.
.
.